Không có tinh trùng hay còn gọi là vô tinh là thuật ngữ chuyên môn để mô tả các trường hợp không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch sau ít nhất 2 lấn xét nghiệm tinh dịch đồ,cách nhau ít nhất 2 tuần.
Cần phân biệt không có tinh trùng (azoospermia),có xuất tinh và tinh dịch nhưng có tinh trùng, voi trường hợp không có tinh dịch (azoospermia),không xuất tinh. Tần suất không tinh trùng chiếm 1% nam giới nói chung và khoảng 10%-15% trường hợp vô sinh nam .Với các tiến bộ về chẩn đoán và điều trị vô sinh nam hiện nay ở Việt Nam, đa số trường hợp vô tinh vẫn có thể có con của chính mình, thậm chí có thể có nhiều con.
CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
Theo khuyến cáo của Tổ Chức Ý TẾ THẾ GIỚI (WHO), chuẩn đoán xác định là không có tinh trùng khi không tìm thấy trùng trong mẫu cặn lắng của tinh dịch sau ly tâm 15 phút với lực ly tâm tối thiểu 3000g dưới kính hiển vi độ phóng đại lớn, ở hai lần làm tinh dịch đồ khác nhau.
CÁC NGUYÊN NHÂN KHÔNG CÓ TINH TRÙNG
Về phương diện bệnh học, không có tinh trùng có thể thành 3 nhóm: (1) trước
tinh hoàn,(2)tại tinh hoàn và (3) sau tinh hoàn.Không tinh trùng trước tính
toán thường là trường hợp bất thường nội tiết làm ảnh hưởng đến quá trình sinh
tinh, rất ít gặp. Không tinh trùng tại tinh hoàn bao gồm những nguyên nhân tại
chỗ của tinh hoàn ảnh hưởng lên quá trình sinh tinh.Không tinh trùng sau tinh
hoàn bao gồm các nguyên nhân gây tắc các đường dẫn, làm tinh trùng không đi đến
được niệu đạo để xuất ra ngoài.Không tinh trùng trước tinh hoàn và sau tinh
hoàn thuộc nhóm có thể điều trị,trong khi không tinh trùng tại tinh hoàn thì
nói chung khó diều trị.Về quan điểm điều trị hiện nay, có thể chia không có
tinh trùng thành 2 nhóm (1)nhóm vô tinh do bế tắc (obstructive
azoospermia-oa):tinh trùng vẫn được sinh ra trong tinh hoàn bình thường, nhưng
không đi ra được bên ngoài ; (2)nhóm vô tinh không do bế tắc (non obstructive
azoosprmia-NOA):do tinh hoàn giảm sinh tinh nặng hay hoàn toàn không sản xuất
tinh trùng. Theo quan điểm này, khi kết quả tinh dịch đồ cho kết quả vô tinh, vân
đề cần xác định là tinh hoàn có sản xuất được tinh trùng hay không ?
THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN
Ở người, nơi sản xuất ra tinh trùng là hai tinh hoàn nằm trong bìu. Tinh trùng
sau khi được sản xuất sẽ đi qua một hệ thống dẫn từ tinh hoàn, đến mào tinh,
ống dẫn tinh, niệu đạo để đi ra ngoài khi giao hợp cúng vơi tinh dịch. Mục đích
của khám và chẩn đoán đối với các trường hợp vô tinh là tìm xem nguyên nhân là
hai tinh hoàn không sản xuất tinh trùng hay tinh trùng vẫn được sinh ra nhưng
không ra được tinh dịch? Đây là câu hỏi quan trọng nhất để bác sĩ quyết định
phương pháp điều trị và khả năng thành công .Cần hỏi bệnh sử khả năng sinh sản
trước đây, tiền căng bệnh lý có liên quan đến tinh hoàn, tiền căn chấn thương
vùng bẹn, tiền căn nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục, tiền căn hóa trị, xạ
trị hoặc gần đây có sốt cao hay tiếp xúc môi trường nóng thường xuyên. Các thăm
khám và xét nghiệm được thực hiện chủ yếu nhằm xác định khả năng sinh tinh
trùng của tinh hoàn, bao gồm :khám tinh hoàn,mào tinh, đặc tính sinh dục thứ
phát, phát hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh. Có thể thực hiện một số các thủ
thuật vá xét nghiệm như :xét nghiệm nội tiết, siêu âm trực tràng, siêu âm bùi,
mổ thảm sát, chọc hút mào tinh, sinh thiết tinh hoàn tìm tinh trùng, xét nghiệm
di truyền. Các xét nghiệm nội tiết quan trọng gồm FSH và Testosterrone, ngoài
ra co thể kèm một số nội tiếc phụ khác khi cần thiết (xem bài “ định lượng nội
tiết cơ bản trong chẩn đoán vô sinh nam” trong YHSS số 17). Trong một số ít
trường hợp không tinh trùng do bế tắc, trong khi thám sát bìu để chẩn đoán, bác
sĩ có thể quyết định thực hiện một số phẫu thuật phục hồi hay tái tạo đường dẫn
tinh nếu đủ điều kiện. Sau hi thăm khám, xét nghiệm, chuẩn đoán, chúng ta có
thể biết được nam giói không có tinh trùng thuộc vào trường hợp nào trong 3
nhóm sau:
(1)Tinh trùng được sinh ra bình thường nhưng không ra được bên
ngoài
- Không có ống dẫn tinh 2 bên bẩm sinh (CBAVD): trong những trường hợp này hai
tinh hoàn vẫn sản xuất tinh trùng nhưng không có đường dẫn ra ngoài. Đa số các
trường hợp này, hai tinh hoàn vẫn sản xuất tinh trùng bình thường, tuy nhiên
một số trường hợp có thể kết hợp với giảm sinh tinh. Do đó, cần phải xác định
tình trạng sinh tinh trước khi quyết định điều trị mặc dù đã chẩn đoán là bất
sản ống dẫn tinh hai bên. Tắc dường dẫn tinh mắc phải: do nhiễm trùng, biến
chúng sau mổ, sau chấn thương cơ quan sinh sản làm đường dẫn tinh bị tắc.
- Tắc đường dẫn tinh cũng có thể do những nguyên nhân bẩm sinh hay mắc phải
khác.
- Có thể xác định tinh hoàn vẫn sản xuất tinh trùng bằng chọc hút mào tinh tìm
tinh trùng hoặc sinh thiết tinh hoàn tìm tinh trùng tùy trường hợp.
(2)Tinh trùng sản xuất quá ít, không đủ tìm thấy trong tinh dịch
Hai tinh hoàn suy giảm chức năng nặng và sản xuất rất ít tinh trùng. Tuy nhiên,
khi sinh thiết tinh hoàn và có thể tìm thấy ít tinh trùng ở một số nơi trong
tinh hoàn. Sinh thiết tinh hoàn tại nhiều điểm và đánh giá hiện tượng sinh tinh
trên khảo sát mô học là tiêu chuẩn quan trọng và phổ biến nhất để đánh giá hiện
tượng sinh tinh trong những trường hợp này.
(3)Tinh hoàn không sản xuất tinh trùng
- Suy tinh hoàn: Đây là tình trạng các ống sinh tinh trong tinh hoàn không sản
xuất được tinh trùng. Tình trạng này có thể là do ở các ống sinh tinh không có
loại tế bào để tạo tinh trùng hay quá trình sinh tinh bị gián đoạn nửa chừng,
không sản xuất được tinh trùng trưởng thành. Trong đa số trường hợp, cả hai
tinh hoàn teo nhỏ và không hoạt động. Các nguyên nhân có thể có liên quan đến
di truyền hoặc theo tinh hoàn mắc phải.
- Nguyên nhân nội tiết: Bình thường, nội tiết từ tuyến yên (ở não) kích thích
tinh hoàn sản xuất ra tinh trùng. Nếu không có hoặc không đủ nội tiết tuyến
yên, tinh hoàn sẽ không sản xuất được tinh trùng. Đặc biệt nếu nam giới sử dụng
nội tiết tố nam (androgen) nhiều quá, cũng có thể làm tuyến yên bị ức chế hoàn
toàn, không tiết nội tiết và tinh hoàn không sản xuất tinh trùng. Các trường
hợp này có thể điều trị bằng thuốc để giúp tinh hoàn hồi phục sản xuất tinh
trùng.
- Giãn tĩnh mạnh thừng tinh: một số rất ít trường hợp giãn tĩnh mạnh thừng tinh
cũng có thể dẫn đến không tinh trùng. Những trường hợp này sau mổ giãn tĩnh
mạch thừng tinh, quá trình sinh tinh có thể hồi phục một phần.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÔ SINH DO KHÔNG TINH TRÙNG
Trong sinh lý bình thường, cần ít nhất hàng chục triệu tinh trùng di động trong
một lần xuất tinh để nam giới có khả năng có con tự nhiên. Tuy nhiên, với các
kĩ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay, nam giới có thể có con của chính mình chỉ
với vài tinh trùng tìm thấy trong tinh hoàn. Trong các nhóm nguyên nhân đã nêu
ở trên, chỉ có những trường hợp suy tinh hoàn hoàn toàn là không thể có con của
chính mình nếu có thể tìm được tinh trùng trong tinh hoàn, cho dù rất ít.
Phương pháp điều trị vô sinh cho các trường hợp không có tinh trùng hiệu quả
nhất hiện nay là thực hiện các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng lấy được
từ mào tinh hoặc tinh hoàn. Để điều trị với tinh trùng tìm thấy trong mào tinh
hoặc tinh hoàn, cần phải thực hiện kỹ thuật tiêm tinh trùng váo bào tương noãn
(ICSI). Người vợ sẽ được kích thích buồng trứng, chọc hút lấy noãn ra bên ngoài
cơ thể. Sau đó, tìm tinh trùng, chọn lọc tinh trùng và tiêm từng tinh trùng vào
các noãn có được. Tỉ lệ noãn thụ tinh sau tiêm tinh trùng lấy từ mào tinh hoặc
tinh hoàn có thể lên đến 70-80%. Sau đó, phôi hình thành sẽ được nuôi cấy và
chọn lọc để chuyển vào buồng tử cung. Hiện tượng thụ thai và phát triển của
thai có thể diễn ra bình thường. Tỉ lệ có thai lâm sàng của một lần điều trị
(mỗi tháng) vào khoảng 40%. Hầu hết các trường hợp có thể có thai sau vài lần
điều trị.
CÁC THỦ THUẬT SINH THIẾT TÌM TINH TRÙNG HIỆN NAY
- PESA (Percutanous epididymal sperm aspiration): chọc hút tinh
trùng từ mào tinh qua da.
- MESA (Microsurgical epididymal sperm aspiration): hút tinh trùng từ mào tinh
qua vi phẫu.
- TESE (testicular sperm extraction): sinh thiết mô tinh hoàn để tìm tinh trùn.
- mTESE (microdissection testicular sperm extraction): sinh thiết mô tinh hoàn
chọn lọc bằng vi phẩu tích để tìm tinh trùng.
Cần
biết rằng ít nhất 10% các trường hợp không tinh trùng tại tinh hoàn là liên
quan đến di truyền, trong đó, nguyên nhân chủ yếu là mất đoạn nhỏ trên nhiễm
sắc thể Y. Các trường hợp này, nếu có thể tìm được tinh trùng trong tinh hoàn,
người chồng vẫn có thể có con của chính mình với kỹ thuật ICSI, tuy nhiên, 100%
con trai sẽ mang nhiễm sắc thể Y của bố và bất thường về sinh tinh khi trưởng
thành.
Một số rất ít trường hợp có thể điều trị bằng nội tiết nếu không có tinh trùng
do thiếu nội tiết tuyến yên(nguyên nhân trước tinh hoàn).
Một vấn đề quan trọng cần lưu ý là cho dù nguyên nhân vô sinh chính trong các
trường hợp này là do nam giới, nhưng sự thành công khi điều trị phụ thuộc rất
lớn vào khả năng sinh sản hiện tại của người vợ. Nếu người vợ lớn tuổi (trên 35
tuổi) hay có những nguyên nhân vô sinh khác, thì khả năng thành công khi điều
trị sẽ giảm đáng kể. Do đó, phải lưu ý đến các yếu tố thuộc về người vợ khi
quyết định điều trị. Cần điều trị sớm và thật tích cực khi tuổi người vợ đã
trên 35 tuổi hay có những nguyên nhân vô sinh nữ khác làm giảm khả năng có thai
khi điều trị.
Các trường hợp có thể điều trị bằng phẫu thuật như thong nối hay mở giãn tinh
mạch thừng tinh có khà năng thành công không cao, thời gian để hồi phục sinh
tinh trùng thường kéo dài (từ 6-12 tháng trở lên) và có thể hồi phục không hoàn
toàn. Chứng cứ y học hiện nay cho thấy việc mổ thong nối đường dẫn tinh(ngoại
trừ trường hợp thông nối sau thắt ống dẫn tinh) có khả năng thành công thấp,
đống thời hiệu quả cải thiện tình trạng sinh tinh trùng của mổ thắt giãn tĩnh
mạch thừng tinh trong điều trị vô sinh không có tinh trùng chưa được chứng minh
rõ rang. Do đó, chỉ nên áp dụng điều trị phẫu thuật cho người chồng nếu người
vợ trẻ tuổi và không có nguyên nhân vô sinh nữ đi kèm(như lạc nội mạc tử cung,
tắc vòi trứng, giảm dự trữ buồng trứng…). Đối với những trường hợp vợ lớn tuổi
và có nguyên nhân vô sinh nữ đi kèm, nên thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
càng sớm càng tốt, nếu bệnh nhân có điều kiện.
Gần đây, một số trung tâm ở Việt Nam đã có thể đông lạnh và lưu trữ tinh trùng
lấy từ mào tinh và tinh hoàn để sử dụng điều trị sau đó. Do đó, ngay khi chẩn đoán
là có tinh trùng trong mào tinh và tinh hoàn, các tinh trùng này có thể được sử
dụng để làm thụ tinh trong ống nghiệm mà bệnh nhân không phải làm thủ thuật mổ
lại để lấy tinh trùng. Tuy nhiên, để làm được điều này, bệnh nhân cần đến khám
tại các trung tâm có khả năng trữ lạnh mô tinh hoàn và tinh trùng hút từ mào
tinh, đồng thời chất lượng và số lượng tinh trùng lấy được cũng phải đạt một số
tiêu chuẩn nhất định.
KẾT LUẬN
Vô sinh do không có tinh trùng chiếm tỉ lệ 10-15% các trường hợp vô sinh nam.
Với các tiến bộ hiện nay của y học ở Việt Nam trong chuẩn đoán và điều trị,
khoảng 70% nam giới không có tinh trùng vẫn có thể có con của chính mình với
các thủ thuật sinh thiết tìm tinh trùng và ICSI. Một số ít trường hợp có thể
điều trị hối phục bằng phẫu thuật và có thai tự nhiên, tuy nhiên, phương pháp
này chỉ nên áp dụng cho các trường hợp người vợ trẻ tuổi, không có các nguyên
nhân vô sinh khác đi kèm. Nhóm còn lại có thể phải xin tinh trùng để điều trị.
Khám, chẩn đoán và điều trị càng sớm thì khả năng thành công càng cao. Cần lưu
ý quan tâm đến khả năng sinh sản và các nguyên nhân gây vô sinh nữ đi kèm khi
quyết định phương pháp điều trị phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ASRM Technical Bulletin (2008). Evaluation of the azoospermic male. Fertility and Sterility 90(suppl 3): S74-S77.
2. Capri A et al. (2009). Controversies in the management of nonobstructive azoospermia. Fertility Sterility 91(4): 963-97.
3. cocuzza M et al. (2008). The role of varicocele repair in the
new era of assisted reproductive technology. Clinics 63: 395-404.
Nguồn ASSOPHARMA
Proxeed® Plus Thụ thai & vô sinh nam Nghiên cứu lâm sàng Tư vấn của chuyên gia Hỏi & Trả lời Mua hàng
|