TUYẾN TIÈN LIỆT

Tuyến tiền liệt (TTL) là tuyến sinh dục phụ, tiết ra tinh dịch, có hai nhiệm vụ chính trong sinh sản: nuôi tinh trùng và góp phần hóa lỏng tinh dịch, tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển bơi vào tử cung.

1.Cấu tạo giải phẫu

Tuyến tiền liệt là một tuyến cấu tạo bởi 3 tổ chức: xơ, cơ và tuyến nam sát ngay phía dưới đáy bàng quang, ôm lấy đoạn đầu niệu đạo (gọi là đoạn niệu đạo tuyến tiền liệt dài khoảng 2,5 cm).

Bình thường, tuyến tiền liệt nặng khoảng 20 gram, được cố định ở trước bởi dây chằng mu-tuyến tiền liệt, ở dưới bởi cân tiết niệu - sinh dục, ở sau bởi cân Denonvillier ngăn cách với trực tràng. Tuyến tiền liệt nằm sau xương mu, phía sau dưới liên quan với túi tinh và ống dẫn tinh. Hai lá của cân phúc mạc tuyến tiền liệt gấp lên thành túi cùng Douglas trước trực tràng.
Tuyến tiền liệt có 5 thùy: thùy trước, thùy sau, thùy giữa và hai thùy bên. Các ống phóng tinh đi xuyên qua tuyến từ sau ra trước đổ vào các lồ nhỏ ở hai bên ụ núi.

Tuyến tiền liệt có một vỏ xơ mỏng bọc quanh. Trong tuyến có nhiều tuyến nang xen lẫn với tổ chức liên kết cơ và xơ. Các tuyến tiết dịch đổ vào các ống tiết chính (có khoảng 25 ống tiết chính) đổ vào nền niệu đạo tuyến tiền liệt ở khoảng giữa cổ bàng quang và ụ núi. Dưới lớp niêm mạc tuyến tiền liệt còn có các tuyến quanh niệu đạo.

Động mạch cung cấp máu cho tuyến tiền liệt là nhánh động mạch bàng quang dưới, động mạch thẹn trong và động mạch trực tràng giữa.

Tĩnh mạch tuyến tiền liệt đổ vào đám rối quanh tuyến tiền liệt, tiếp nối với tĩnh mạch mu sâu của dương vật và tĩnh mạch hạ vị, tĩnh mạch bàng quang tạo nên đám rối tĩnh mạch Santorini.
Thần kinh: Tuyến tiền liệt nhận nhiều nhánh thần kinh từ đám rối thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
Bạch mạch tuyến tiền liệt đổ vào các hạch bạch mạch hạ vị, chậu ngoài.

Tuyến tiền liệt tiết ra lượng dịch chiếm khoảng 30-40% thể tích tinh dịch. Phần tinh dịch còn lại chủ yếu được tiết ra từ túi tinh và các thành phần khác của bộ phận sinh dục như mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, các tuyến hành niệu đạo,...Dịch của tuyến tiền liệt làm tinh dịch có màu như sữa và có mùi đặc trưng.

Tinh dịch có 2 chức năng chủ yếu là nuôi tinh trùng và là môi trường lỏng cho tinh trùng di động qua đường sinh dục nữ để tiếp cận với trứng trong vòi trứng.

Các chất nuôi dưỡng giúp tinh trùng sống khỏe như kẽm, amino acid, citric acid, vitamin, đường (fructose), carnitine. Một lần xuất tinh, trong tinh dịch có thể có:

carnitine



Lúc mới xuất tinh, các chất làm đông đặc tinh trùng từ túi tinh làm cho tinh dịch sánh lại ở gần cổ tử cung trong đường sinh dục nữ, do vậy có thể giữ được tinh trùng bên trong khối dịch nam sát cổ tử cung. Sau chừng 15-30 phút, tinh dịch trở lại độ loãng như cũ nhờ tác động của các chất trong dịch tuyến tiền liệt là men phosphatase acid và kháng nguyên tuyến tiền liệt PSA {prostate specific antigen), tinh trùng tiếp tục tự do đi chuyển lên tử cung, tạo điều kiện cho thụ thai.

Ngoài ra, chất prostaglandin sinh ra từ tuyến tiền liệt và túi tinh có tác dụng với dịch cổ tử cung giúp tăng sự tiếp nhận tinh trùng, làm cổ tử cung giãn ra tạo điều kiện cho tinh trùng bơi qua dễ dàng. Hơn nữa, dịch tiết ra từ tuyến tiền liệt có độ pH là 6,5. Độ pH kiềm của tuyến tiền liệt góp phần làm cho toàn bộ tinh dịch có độ pH kiềm cao hon độ pH của dịch âm đạo, giúp cho tinh trùng được khỏe mạnh bình thường trước khi qua cổ từ cung. Ngoài ra, tuyến tiền liệt giúp hướng cho tinh dịch được phóng ra ngoài dương vật mà không bị phóng ngược lại vào bàng quang. Tuyến tiền liệt nam ấn giữa bàng quang và dương vật, bao bọc quanh niệu đạo, thông với niệu đạo qua các ống phóng tinh đổ vào bên ụ núi, các ống tiết dịch tuyến tiền liệt đổ vào nền niệu đạo tuyến tiền liệt. Do đó, tuyến tiền liệt và các bộ phận khác của cơ quan sinh dục nam dễ bị viêm nhiễm ngược khi có viêm nhiễm bàng quang - niệu đạo. Vi khuẩn hoặc các tác nhân gây viêm khác đi từ cửa ngõ niệu đạo tuyến tiền liệt vào ống phóng tinh, xuống ống dẫn tinh, mào tinh hoàn, tinh hoàn,... ảnh hưởng tới hoạt động tình dục và sức khỏe sinh sản nam giới. Khi có viêm tuyến tiền liệt, tốt nhất nên tránh hoạt động tình dục (kể cả khi đang điều trị). Theo lý thuyết, nếu có nhiễm khuẩn, vi khuẩn có thể lây lan gây viêm bàng quang và âm đạo người nữ. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân lời khuyên khi nào có thể sinh hoạt tình dục bình thường.

Theo Bệnh Học Nam Khoa Cơ Bản của TS.Nguyễn Quang

TIN TỨC Y KHOA
LIÊN KẾT WEB
LIÊN HỆ
lienhe

Tư vấn qua Messenger

Tư vấn qua Zalo

My status

HOTLINE : (028) 3775 18 28

THỐNG KÊ
  • 1 khách online
  • Số lượt : 260261

  • Trang chủ| Giới thiệu| Dịch vụ| Đại lý| Tuyển dụng| Fanpage| Liên hệ| Đăng ký
    (0) sản phẩm