BẠN BIẾT GÌ HIỆN TƯỢNG MÁU TRONG TINH DỊCH

Phát hiện thấy máu trong tinh dịch có thể khiến người đàn ông lo âu và băn khoăn. May mắn thay, không phải lúc nào nó cũng là một dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng.

Đối với nam giới dưới 40 tuổi không có triệu chứng bệnh liên quan và không có yếu tố nguy cơ bệnh tiềm ẩn thì máu trong tinh dịch thường sẽ tự biến mất. Nhưng với nam giới từ 40 tuổi trở lên, máu trong tinh dịch cần xem xét và điều trị. Điều này đặc biệt đúng đối với những người đàn ông:

-Đã phát hiện máu trong tinh dịch tái phát nhiều lần.


-Có các triệu chứng liên quan trong khi đi tiểu hoặc xuất tinh.


-Các nguy cơ đối với bệnh ung thư, rối loạn đông máu hoặc các bệnh khác.


Máu trong tinh dịch được gọi là Hematospermia hoặc hemospermia. Khi người đàn ông xuất tinh, họ thường không kiểm tra tinh dịch của họ để phát hiện máu. Vì vậy nên không biết rõ tình trạng phổ biến như thế nào.

Nguyên nhân của máu trong tinh dịch

Máu trong tinh dịch có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như:


Do nhiễm trùng và viêm:
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của máu trong tinh dịch. Máu có thể xuất hiện do viêm nhiễm trong bất kỳ tuyến, ống, hoặc ống dẫn sản xuất và di chuyển tinh dịch ra khỏi cơ thể. Chúng bao gồm:

-Tuyến tiền liệt (tuyến sản xuất một phần chất lỏng của tinh dịch).


-Niệu đạo (ống dẫn nước tiểu và tinh dịch từ dương vật).


-Mào tinh và ống dẫn tinh (cấu trúc như ống nhỏ nơi tinh trùng trưởng thành trước khi xuất tinh).


-Túi tinh (thêm nhiều chất lỏng tinh dịch).


Nó cũng có thể do
bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu hoặc chlamydia, hoặc từ một virus hoặc vi khuẩn khác. Nhiễm trùng và viêm là thủ phạm đằng sau của gần bốn trong số mười trường hợp có máu trong tinh dịch.

Chấn thương hay do phẫu thuật:
Máu trong tinh dịch thường khá phổ biến sau khi có phẫu thuật. Ví dụ, bốn trong số năm người đàn ông có thể tạm thời có máu trong tinh dịch sau sinh thiết tuyến tiền liệt.

Các cuộc phẫu thuật điều trị vấn đề tiết niệu:
cũng có thể gây ra chấn thương nhẹ dẫn đến chảy máu tạm thời. Điều này thường biến mất trong vòng vài tuần sau khi làm thủ thuật. Xạ trị, thắt ống dẫn tinh và thuốc tiêm cho bệnh trĩ cũng có thể gây ra máu. Chấn thương cơ học ở các cơ quan sinh dục sau khi gãy xương chậu, chấn thương tinh hoàn, hoạt động tình dục hay thủ dâm quá độ hoặc các tổn thương khác cũng có thể gây ra máu trong tinh dịch.

Tắc nghẽn:
Các ống nhỏ hoặc ống dẫn trong các ống đường sinh sản có thể bị tắc. Điều này có thể làm vỡ các mạch máu và giải phóng một lượng máu nhỏ. Hiện tượng này được gọi là BPH, gây ra phì tuyến tiền liệt và hẹp niệu đạo, cũng liên quan đến máu trong tinh dịch.

Khối u và polyp:
Một khảo sát hơn 900 bệnh nhân có máu trong tinh dịch cho thấy chỉ có 3,5% thực sự đã có khối u. Hầu hết các khối u này ở tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, máu trong tinh dịch có thể liên hệ với ung thư tinh hoàn, bàng quang và các cơ quan đường tiết niệu và sinh sản khác. Nam giới - đặc biệt là nam giới cao tuổi - có các yếu tố nguy cơ bệnh ung thư nên được chú ý nếu có máu trong tinh dịch. Ung thư không được điều trị là một căn bệnh đe dọa tính mạng.

Khối u nhỏ trong đường sinh dục:
đó là u lành tính không gây ra bất kỳ vấn đề bệnh nào, cũng có thể gây ra máu trong tinh dịch.
Vấn đề về mạch máu. Tất cả các cấu trúc liên quan đến xuất tinh, từ tuyến tiền liệt đến các ống nhỏ mang tinh trùng, đều chứa các mạch máu. Chúng có thể bị “hỏng hóc” dẫn đến máu trong tinh dịch.

Các bệnh lý khác:
Huyết áp cao, HIV, bệnh gan, bệnh bạch cầu và nhiều bệnh khác cũng có liên quan với máu trong tinh dịch.

Khoảng 15% các trường hợp máu trong tinh dịch
không thể tìm được nguyên nhân. Nhiều người trong số những trường hợp này cũng giới hạn, có nghĩa rằng máu trong tinh dịch tự khỏi mà không cần điều trị.

 

tinh_trng_c_mu

 

Triệu chứng liên quan

Khi tìm nguyên nhân cơ bản của máu trong tinh dịch, bác sĩ sẽ hỏi về bất kỳ triệu chứng có liên quan, bao gồm một số triệu chứng sau:


-Có máu trong nước tiểu (gọi là tiểu máu).


-Đi tiểu nóng gắt hoặc các triệu chứng đi tiểu đau khác.


-Khó khăn khi làm rỗng bàng quang hoàn toàn.


-Bàng quang đau, thấy căng.


-Đau khi xuất tinh.


-Sưng hoặc đau ở các khu vực trên cơ quan sinh dục hoặc các vết xước rõ ràng do chấn thương.


-Mủ dương vật hoặc các dấu hiệu khác của STD.


-Sốt và huyết áp cao hơn bình thường.

 

Xét nghiệm và chẩn đoán

Để chẩn đoán máu trong tinh dịch, bác sĩ sẽ yêu cầu tiểu sử đầy đủ về bệnh bao gồm hoạt động tình dục gần đây. Bác sĩ cũng sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe. Điều này sẽ bao gồm việc kiểm tra bộ phận sinh dục xem có cục u hoặc sưng hay không và kiểm tra trực tràng xem có sưng đau tuyến tiền liệt và các triệu chứng khác không. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm sau đây:


-Phân tích nước tiểu hoặc cấy nước tiểu để xác định nhiễm trùng hoặc các bất thường khác.


-Xét nghiệm STD nếu nghi ngờ bệnh lây truyền qua đường tình dục.


-"Thử nghiệm bao cao su" nếu có khả năng máu trong tinh dịch thực sự là do từ chu kỳ kinh nguyệt của người bạn tình. Người đàn ông được yêu cầu mang bao cao su và sau đó kiểm tra tinh dịch "được bảo vệ" xem có máu không.


-Thử nghiệm PSA, kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt bằng cách đo một chất gọi là chất chỉ thị trong tìm ung thư tiền liệt tuyến trong máu.


-Các xét nghiệm tiết niệu như soi bàng quang, siêu âm, CT, MRI .

Điều trị máu trong tinh dịch

Phương pháp điều trị tập trung vào nguyên nhân đã biết rõ:


-Thuốc kháng sinh được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng.


-Thuốc chống viêm có thể được dùng cho một số loại viêm nhiễm.


-Nếu STD hoặc bệnh như cao huyết áp hoặc bệnh gan là thủ phạm, bác sĩ sẽ điều trị tình trạng đó.


-Khi máu trong tinh dịch bắt nguồn từ phẫu thuật tiết niệu gần đó, nó thường tự hết trong một vài tuần.


Ở người trẻ, máu trong tinh dịch xảy ra chỉ một hoặc hai lần mà không có bất kỳ triệu chứng hay tiền sử bệnh có thể tự hết mà không cần điều trị.


Nếu bạn bị máu trong tinh dịch lặp đi lặp lại nhiều lần cùng với các triệu chứng tiết niệu hoặc xuất tinh gây đau, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ tiết niệu.


Nếu bác sĩ nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt, hoặc một hình thức khác của bệnh ung thư, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết tuyến tiền liệt để đánh giá các mô ung thư. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp ở nam giới trẻ - chỉ có 0,6% các trường hợp xảy ra ở nam giới dưới 45 tuổi.

 

Theo Danong.com

 

Proxeed® Plus  Thụ thai & vô sinh nam   Nghiên cứu lâm sàng  Tư vấn của chuyên gia  Hỏi & Trả lời  Mua hàng  

 

TIN TỨC Y KHOA
LIÊN KẾT WEB
LIÊN HỆ
lienhe

Tư vấn qua Messenger

Tư vấn qua Zalo

My status

HOTLINE : (028) 3775 18 28

THỐNG KÊ
  • Số lượt : 308228

  • Trang chủ| Giới thiệu| Dịch vụ| Đại lý| Tuyển dụng| Fanpage| Liên hệ| Đăng ký
    (0) sản phẩm