Lao tuyến tiền liệt lây nhiễm qua đường nào? Cách nhận biết và điều trị bệnh này? Bệnh này có gây vô sinh không?
Lao tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở cơ quan sinh dục của nam giới, là một
thứ phát lao ở hệ thống tiết niệu. Nó thường cùng tồn tại với bệnh lao ở một cơ
quan nào đó trong cơ thể. Thông thường có 3 con đường lây nhiễm là theo đường
máu (vi khuẩn lao từ phổi theo tuần hoàn máu mà đi đến thận.
Trong nước
tiểu của bệnh nhân bị lao thận có vi khuẩn lao, qua niệu đạo sau mà xâm nhập vào
tuyến tiền liệt); lây trực tiếp thông qua đường máu mà đến tuyến tiền liệt; lây
nhiễm đi từ phía dưới (lây nhiễm ngược dòng, vi khuẩn lao có thể từ thận, là nơi
mà chúng đã xâm nhập vào mà đi xuống dưới đến cửa của tuyến tiền liệt, đi ngược
lên mà vào trong tuyến tiền liệt.
Biểu hiện thường gặp là đau bụng.
Thường đau ở trực tràng hoặc phần hội âm có cảm giác sa xuống và đau, có khi đau
lan lên trên phần mông và lan xuống phần đùi. Có thể đau liên tục kèm theo hiện
tượng dương vật cứng vổng lên và đau khác thường hoặc xuất hiện đau khi xuất
tinh hoặc khi đi đại tiện.
Bài tiết nước tiểu khó khăn, thường xuất hiện
đi tiểu nhiều lần, đi tiểu gấp, tiểu đau hoặc sau lúc đi tiểu có máu ra niệu đạo
(miệng sáo). Có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như gầy sút cân,
chán ăn, ra mồ hôi trộm ban đêm...
Khám tuyến tiền liệt có sưng cứng, bề
mặt không bằng phẳng, ranh giới không rõ, sờ vào đau. Siêu âm hoặc chụp Xquang
có thể phát hiện được bệnh tương đối chính xác.
Về điều trị giống với
điều trị chống lao toàn thân. Trường hợp lao tuyến tiền liệt không được điều trị
có thể gây vô sinh.
Bs Lê Văn
Sơn
Theo
Sức khỏe & Đời sống
Proxeed® Plus Thụ thai & vô sinh nam Nghiên cứu lâm sàng Tư vấn của chuyên gia Hỏi & Trả lời Mua hàng
|