Nghiên cứu cho thấy một xét nghiệm máu gây tranh cãi đối với ung thư tuyến tiền liệt có thể cải thiện rõ rệt khả năng sống thêm cho những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn.
Họ thấy nguy cơ tử vong giảm được gần 1/3 kể từ khi xét nghiệm PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt) được giới thiệu rộng rãi từ những năm cuối 1980 và đầu những năm 1990. Xét nghiệm PSA phát hiện một protein trong máu có thể báo hiệu sự hiện diện của ung thư tuyến tiền liệt.
Xét nghiệm này được dùng ở Mỹ nhiều hơn ở Anh, cho dù Hội Ung thư Hoa Kỳ không khuyến nghị dùng nó trong sàng lọc thường quy nữa.
Các tác giả đã nghiên cứu dữ liệu về thời gian sống thêm trong các thử nghiệm ung thư tuyến tiền liệt được thực hiện trước và sau khi xét nghiệm PSA được giới thiệu vào năm 1987. Trong 2 nghiên cứu trước đó (1985-1994), thời gian sống thêm điển hình là 30 tháng và 33 tháng. Vào thời điểm thử nghiệm cuối cùng được thực hiện (1995-2009), thời gian sống thêm tăng tới 49 tháng. Nguy cơ tử vong giảm khoảng 30%.
Từ thử nghiệm đầu tiên đến thử nghiệm cuối cùng, khoảng cách sống thêm giữa người Mỹ gốc Phi và người Cáp-ca bị ung thư tuyến tiền liệt là rất hẹp. Thời gian sống thêm ở người Mỹ gốc Phi tăng từ 27 tháng lên 48 tháng. Nam giới gốc châu Phi thường được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt tấn công nhiều hơn nam giới da trắng.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Urology.
Theo TPO
|