Ung thư thuyến tiền liệt phát triển trong tuyến tiền liệt của nam giới, là tuyến có kích thước bằng quả óc chó nằm phía dưới bàng quang và là nơi sản xuất ra chất lỏng của tinh dịch. Đây là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới chỉ sau ung thư da. Ung thư tuyến tiền liệt có thể phát triển rất chậm và có thể không gây ra những thiệt hại đáng kể. Nhưng có một số loại thì xâm thực nhiều hơn và có thể lan rộng một cách nhanh chóng mà nếu không điều trị.
1. Ung thư tuyến tiền liệt là gì ?
Ung thư thuyến tiền liệt phát triển trong tuyến tiền liệt của nam giới, là tuyến có kích thước bằng quả óc chó nằm phía dưới bàng quang và là nơi sản xuất ra chất lỏng của tinh dịch. Đây là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới chỉ sau ung thư da. Ung thư tuyến tiền liệt có thể phát triển rất chậm và có thể không gây ra những thiệt hại đáng kể. Nhưng có một số loại thì xâm thực nhiều hơn và có thể lan rộng một cách nhanh chóng mà nếu không điều trị.
2. Triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt?
Ở giai đoạn đầu, có thể không thấy có triệu chứng gì. Về sau, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.
- Khó khăn trong việc bắt đầu hoặc ngừng tiểu.
- Nước tiểu chảy gián đoạn hoặc chảy yếu.
- Cảm giác đau hoặc đau mãnh liệt trong khi tiểu hay xuất tinh
- Có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch
Ung thư ở giai đoạn phát triển xa hơn có thể gây những cơn đau ở phần lưng phía dưới, ở hông hay phần đùi phía trên.
3. Tuyến tiền liệt nở rộng hay ung thư tuyến tiền liệt?
Tuyến tiền liệt có thể phát triển lớn hơn theo độ tuổi của nam giới, đôi khi nó ép lên bàng quang và niệu đạo và gây ra những triệu chứng giống như ung thư tuyến tiền liệt. Trường hợp này được gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH). Đây không phải là ung thư và có thể được được điều trị nếu như những triệu chứng đó gây khó chịu. Vấn đề thứ ba có thể gây các triệu chứng liên quan đến nước tiểu là viêm tuyến tiền liệt. Sự viêm hoặc nhiễm trùng này cũng có thể gây sốt và trong nhiều trường hợp sẽ được điều trị bằng thuốc.
4. Những yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát.
Tuổi cao là một yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt là sau 50 tuổi. Sau 70 tuổi, các nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết mọi nam giới đều có một số dạng của ung thư tuyến tiền liệt mặc dù có thể không có các triệu chứng bên ngoài. Tiền sử bệnh tật của gia đình làm gia tăng nguy cơ cho nam giới: Trong gia đình có người bố hoặc anh trai mắc bệnh thì nguy cơ tăng gấp đôi. Đàn ông Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc bệnh cao và có tỉ lệ ung thư tuyến tiền liệt cao nhất trên thế giới.
5. Những yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát.
Ăn kiêng dường như có vai trò trong việc phát triển của ung thư tuyến tiền liệt, bệnh này ngày càng được phổ biến ở nhiều quốc gia mà ở đó thịt và các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao là lựa chọn chính trong chế độ ăn uống. Lý do cho mối liên hệ này thì không được rõ ràng. Chất béo trong chế độ ăn uống hang ngày, đặc biệt là chất béo động vật từ các loại thịt đỏ có thể làm tăng nồng độ nội tiết tố của nam giới. Và điều này có thể kích thích sự phát triển của các tế bào gây ung thư tuyến tiền liệt. Chế độ ăn kiêng quá ít trái cây và rau cũng có thể có vai trò trong điều này.
6. Những truyền thuyết về ung thư tuyến tiền liệt.
Những điều sau không là nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tiền liệt: quan hệ tình dục quá nhiều, phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn tinh, thủ dâm. Nếu bạn gặp phải vấn đề ở tuyến tiền liệt bị nở rộng (BPH), thì điều đó không có nghĩa là bạn đang có nguy cơ cao hơn đối với sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Nhiều nhà nghiên cứu thì vẫn đang nghiên cứu về việc uống rượu, các bệnh lây qua đường tình dục, hoặc viêm tuyến tiền liệt có đóng vai trò trong việc phát triển ung thư tuyến tiền liệt hay không.
7. Ung thư tuyến tiền liệt có thể được phát hiện sớm không?
Đã có những xét nghiệm kiểm tra để phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt, nhưng các hướng dẫn của chính phủ không kêu gọi kiểm tra thường xuyên ở nam giới tại bất kỳ độ tuổi nào. Những xét nghiệm kiểm tra này có thể phát hiện những trường hợp ung thư đang phát triển rất chậm mà việc điều trị bằng thuốc sẽ không mang đến lợi ích gì. Và ngay chính các việc điều trị cũng gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Hội Ung thư Hoa Kỳ khuyên nam giới nên thảo luận với bác sĩ về việc làm các xét nghiệm kiểm tra, bắt đầu từ:
- 50 đối với những người có nguy cơ trung bình mong được sống ít nhất mười năm nữa.
- 45 đối với những người có nguy cơ cao. Điều này bao gồm luôn cả những người Mỹ gốc Phi và những người có cha, anh em hoặc con trai họ bị chẩn đoán trước tuổi 65.
- 40 dành cho nam giới được chẩn đoán có liên quan đến bệnh nhiều hơn mức độ đầu tiên ở giai đoạn sớm.
8. Xét nghiệm DRE và PSA
Ban đầu bác sỹ có thể tiến hành kiểm tra trực tràng bằng kỹ thuật số (DRE) để phát hiện những khối u hoặc những chỗ chai cứng của tuyến tiền liệt. Sau khi thảo luận với bác sĩ, một xét nghiệm máu có thể được thực hiện để đo nồng độ kháng nguyên đặc hiệu với tuyến tiền liệt (PSA), là một loại protein được tạo ra bởi tế bào tuyến tiền liệt. Nồng độ kháng nguyên càng cao có thể xác định nguy cơ mắc phải ung thư càng cao, nhưng bạn vẫn có thể hoàn toàn không mắc ung thư khi nồng độ kháng nguyên cao. Bạn cũng có thể mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt khi có PSA ở mức bình thường.
9. Kết quả thử nghiệm PSA
Mức PSA được xem là bình thường khi nó dưới 4 nanogram/1 ml máu, trong khi PSA trên 10 là một gợi ý có nguy cơ mắc ung thư cao. Nhưng cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ:
- Đàn ông có thể mắc ung thư tuyến tiền liệt với mức PSA ít hơn 4
- Tuyến tiền liệt bị viêm (viêm tuyến tiền liệt) hay tuyến tiền liệt bị nở rộng có thể làm tăng nồng độ PSA, nhưng xét nghiệm xa hơn cho thấy không có bằng chứng của bệnh ung thư.
- Một số thuốc điều trị tuyến tiền liệt bị nở rộng có thể làm giảm mức PSA, mặc dù vẫn tồn tại sự có mặt của ung thư tuyến tiền liệt, đó gọi là âm tính giả.
- Nếu một trong 2 xét nghiệm PSA và DRE không bình thường, bác sĩ của bạn sẽ đề nghị thêm những xét nghiệm khác.
10. Sinh thiết ung thư tuyến tiền liệt
Nếu như các kiểm tra về thể chất hay xét nghiệm PSA cho thấy có vấn đề thì bác sĩ có thể đề nghị làm một kiểm tra sinh thiết. Một kim tiêm được đâm xuyên qua thành trực tràng hoặc qua da giữa trực tràng và bìu. Nhiều mẫu mô nhỏ được lấy ra và kiểm tra dưới kính hiển vi. Làm sinh thiết là cách tốt nhất để phát hiện ung thư và dự đoán nó có phát triển chậm hay đang xâm thực mạnh.
11. Sinh thiết và chỉ số Gleason.
Một nhà nghiên cứu bệnh học tìm ra những bất thường của tế bào và “xếp loại” những mẫu mô từ 1 đến 5. Chỉ số Gleason tổng của 2 số điểm xếp loại Gleason. Những chỉ số này giúp xác định khả năng lan rộng của ung thư. Chúng nằm trong phạm vi từ mức 2, ít xâm thực, đến mức 10, ung thư có tính xâm thực rất cao. Chỉ số Gleason giúp định hướng các phương pháp điều trị ung thư mà bác sĩ sẽ đề nghị.
12. Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt bằng hình ảnh.
Một số trường hợp có thể cần làm thêm xét nghiệm bổ sung để xác định xem ung thư có lan rộng ra ngoài tuyến tiền liệt hay không. Điều này có thể bao gồm siêu âm, chụp CT, hay chụp MRI. Việc chụp cắt lớp xương bằng phóng xạ hạt nhân sẽ theo dõi chất phóng xạ nồng độ thấp đã được tiêm vào giúp phát hiện ung thư đã lan đến xương.
Hình ảnh chụp MRI ở đây cho thấy, khối u thì là màu xanh lá cây, khối thận nằm ở trung tâm, bên cạnh là tuyến tiền liệt (màu hồng).
13. Phân chia giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt
Phân chia giai đoạn được dùng để mô tả xem ung thư đã lan rộng ra bao xa (di căn) và giúp xác định cách điều trị tốt nhất.
- Giai đoạn 1: ung thư nhỏ và vẫn ở bên trong tuyến tiền liệt.
- Giai đoạn 2: Ung thư tiến xa hơn nhưng vẫn nằm trong phạm vi của tuyến tiền liệt.
- Giai đoạn 3: ung thư đã lan ra bên ngoài của tuyến tiền liệt và túi tinh gần đó.
- Giai đoạn 4: ung thư lan rộng đến hạch bạch huyết, các cơ quan lân cận hoặc các mô như bàng quang, trực tràng hay các cơ quan xa hơn như xương, phổi.
14. Tỷ lệ sống của ung thư tuyến tiền liệt
Một tin tốt về ung thư tuyến tiền liệt là nó thường phát triển chậm. Và 9 trong 10 ca mắc phải thì đều được phát hiện sớm. Một cách tổng quát, tỉ lệ sống tương đối khoảng 5 năm là 100% đối với nam giới mắc bệnh ở giai đoạn còn giới hạn trong tuyến tiền liệt hoặc gần các mô gần kề và nhiều người còn có thể sống lâu hơn nhiều. Khi bệnh lan đến các khu vực xa hơn, thì con số đó giảm thấp xuống còn 28%. Nhưng những số liệu này là dựa trên các bệnh nhân được chẩn đoán cách đây 5 năm. Kết quả đánh giá có thể tốt hơn đối với những bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ở thời điểm hiện nay..
15. Điều trị: chờ theo dõi cẩn thận
Với ung thư có nguy cơ thấp, có một lựa chọn là theo dõi và chờ đợi. Điều này được xác định bởi việc thực hiện sinh thiết, xét nghiệm PSA và chỉ số Gleason. Bác sĩ của sẽ đề nghị làm xét nghiệm định kỳ. Những cách điều trị khác –với những nguy cơ về vấn đề giới tính hay tiết niệu – có thể không cần thiết. Một số nam giới quá lớn tuổi hay điều kiện sức khỏe không tốt có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị thường được đề nghị đối với những người trẻ tuổi hay với những người bị căn bệnh xâm thực rộng.
16. Điều trị: liệu pháp phóng xạ
Việc chiếu tia phóng xạ bên ngoài để giết các tế bào ung thư có thể được sử dụng như là cách điều trị đầu tiên hay sau phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt. Nó cũng có thể giúp giảm đau ở xương do ung thư lan rộng đến. Với liệu pháp phóng xạ áp sát, các hạt nhỏ xíu được phóng ra có kích cỡ như hạt gạo được đưa vào tuyến tiền liệt. Cả hai phương pháp trên có thể làm giảm chức năng cương dương. Mệt mỏi, có vấn đề về nước tiểu và tiêu chảy hay những tác dụng phụ khác có thể xảy ra.
17. Điều trị: Phẫu thuật
Loại bỏ tuyến tiền liệt, hay cắt bỏ tuyến tiền liệt hoàn toàn, được sử dụng để loại bỏ ung thư khi nó vẫn còn giới hạn trong tuyến tiền liệt. Những kỹ thuật mới là sử dụng những đường rạch nhỏ và tìm cách tránh gây tổn hại đến các dây thần kinh gần kề. Nếu các hạch bạch huyết cũng bị nhiễm ung thư, thì phương pháp cắt bỏ tuyến tiền liệt hoàn toàn có lẽ không phải là lựa chọn tốt nhất. Phẫu thuật có thể làm giảm chức năng tiết niệu và tình dục, nhưng cả hai vấn đề này có thể cải thiện qua thời gian.
18. Điều trị: Liệu pháp nội tiết tố.
Liệu pháp nội tiết tố có thể làm chậm sự phát triển của ung thư, nhưng nếu nó không được sử dụng cùng với các liệu pháp khác nó sẽ không loại bỏ được ung thư. Dược phẩm hay các nội tiết tố sẽ ngăn chặn hay làm ngưng việc sản xuất testosterone và các nội tiết tố nam khác, được gọi là các androgen. Những tác dụng phụ có thể bao gồm: nóng, sự phát triển các mô ở ngực, tăng cân và bệnh bất lực.
19. Điều trị: liệu pháp hóa học.
Liệu pháp hóa học tiêu diệt những tế bào ung thư khắp cơ thể, bao gồm cả các tế bào bên ngoài của tuyến tiền liệt, do đó nó được sử dụng để điều trị những ung thư phát triển và những trường hợp ung thư không đáp ứng với liệu pháp nội tiết tố. Việc điều trị này thường theo đường tiêm tĩnh mạch và được thực hiện theo các chu kỳ kéo dài 3-6 tháng. Vì liệu pháp hóa học giết chết những tế bào đang phát triển nhanh trong cơ thể, nên có thể bạn sẽ bị rụng tóc và lở miệng. Bên cạnh đó là những tác dụng phụ gồm có buồn nôn, nôn và mệt mỏi.
20. Điều trị: Liệu pháp Cryo (liệu pháp dùng lạnh để chữa trị)
Đây là phương pháp làm đóng băng và giết chết các tế bào ung thư nằm bên trong tuyết tiền liệt. Phương pháp này thì không được sử dụng rộng rãi vì ít có thông tin về hiệu quả lâu dài của nó. Nó xâm lấn ít hơn phẫu thuật và có thời gian hồi phục ngắn hơn. Vì phương pháp đóng băng này gây tổn hại đến các dây thần kinh, nên có đến 80% nam giới bị bất lực sau khi sử dụng phương pháp này. Ở liệu pháp này, người bệnh có thể có đau đớn tạm thời và cảm giác nóng rát nơi bàng quang và ruột.
21. Điều trị bằng vaccine chữa ung thư tuyến tiền liệt
Đây là loại vắc xin được nghiên cứu để điều trị, không phải để ngăn ngừa, ung thư tuyến tiền liệt, bằng cách thúc đẩy hệ thống miễn dịch trong cơ thể để nó tấn công các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Các tế bào miễn dịch được lấy ra từ máu bệnh nhân, sau đó được kích hoạt để chống ung thư và truyền trở lại vào máu. Chu trình này được thực hiện 3 lần trong 1 tháng. Nó được sử dụng cho việc điều trị ung thư cấp tiến không đáp ứng được với liệu pháp nội tiết tố. Một số tác dụng phụ nhẹ có thể xảy ra như mệt mỏi, buồn nôn và sốt.
22. Hy vọng cho ung thư cấp tiến
Bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi mức PSA và có thể thực hiện thêm các xét nghiệm khác sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Nếu bệnh tái phát hay lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể thì khuyến cáo người bệnh nên điều trị bổ sung. Các lựa chọn về lối sống cũng có thể ảnh hưởng. Ví dụ, một nghiên cứu phát hiện ra rằng, những bệnh nhân sống sót từ ung thư tuyến tiền liệt có tập thể dục một cách đều đặn thì nguy cơ chết sớm sẽ thấp hơn.
23. Đối phó với chứng rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương là một tác dụng phụ khá phổ biến khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Nhìn chung, rối loạn chức năng này có thể được cải thiện trong vòng 2 năm sau khi phẫu thuật. Sự cải thiện này có thể tốt hơn cho những người trẻ tuổi hơn là những người đàn ông từ 70 tuổi trở lên. Người bệnh cũng có thể có lợi từ việc dùng thuốc điều trị rối loạn cương dương. Các phương pháp điều trị khác có thể giúp chữa trị như: liệu pháp tiêm hay sử dụng thiết bị hút chân không.
24. Thực phẩm tốt cho sức khỏe
Chế độ ăn uống có ý thức về ung thư được xem là lựa chọn tốt nhất cho những bệnh nhân sống sót sau điều trị muốn tăng cường sức khỏe và những người muốn giảm nguy cơ mắc bệnh. Điều đó có nghĩa là:
- Ăn năm hoặc nhiều hơn các loại trái cây và rau mỗi ngày
- Ăn tất cả các loại ngũ cốc thay vì chỉ bột mì trắng và gạo trắng
- Hạn chế ăn thịt có nhiều chất béo
- Hạn chế hoặc loại bỏ những món thịt được chế biến sẵn (xúc xích, thịt nguội pho mát, thịt heo muối xông khói)
- Hạn chế uống rượu, nếu có chỉ nên 1-2 ly/ngày
Những thực phẩm giàu folat cũng có thể chống lại ung thư tuyến tiền liệt (rau bi-na, nước cam, đậu lăng). Nhiều kết quả nghiên cứu tìm thấy những kết quả trộn lẫn đối với chất lycopene, một chất chống oxi hóa tìm thấy trong cà chua.
25. Thực phẩm bổ sung: người mua nên đề phòng
Hãy cảnh giác với các sản phẩm bổ sung được bán trên thị trường nhằm ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Một số thảo dược có thể ảnh hưởng đến mức PSA. Một nghiên cứu được thực hiện trong 10 năm cho thấy có sự tăng nguy cơ ung thư đối với nam giới bổ sung axit folic. Một nghiên cứu trong vòng 5 năm cho thấy selen và vitamin E không làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Để chắc chắn, hãy hỏi bác sĩ nếu như bạn có dự định muốn bổ sung các vitamin hay thực phẩm chức năng.
Theo Assopharma dịch từ webmd.com
|