Hiếm muộn được định nghĩa là tình trạng mất khả năng thụ thai để sinh ra trẻ sống sau một năm giao hợp không kế hoạch (hiếm muộn nguyên phát). Những cặp vợ chồng có ít con hơn số con mong đợi là những trường hợp hiếm muộn thứ phát. 15% cặp vợ chồng tại Mỹ không thể có thai một cách tự nhiên. Nguyên nhân do chồng có thể được xác định trong gần 50% những cặp vợ chồng nầy (chỉ 30% trường hợp là do chồng và 20% trường hợp là do cả hai).
Trong khoảng hai thập niên vừa qua, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive techniques, ART) đã có những bước tiến đáng kể nhưng lại không có những tiến bộ quan trọng nào trong việc cải thiện suy giảm sinh tinh. Những tiến bộ của ART đã làm việc khảo sát các yếu tố vô sinh nam thường bị bỏ qua. Thật ra, có nhiều nguyên nhân gây vô sinh nam có thể điều trị được một cách hiệu quả như giãn tĩnh mạch tinh, tắc ống dẫn tinh và nhiễm trùng. Hơn nữa, nếu không khảo sát toàn diện các yếu tố vô sinh nam, những bệnh nguy hiểm như ung thư tinh hoàn, u tuyến yên và các bệnh thần kinh có thể bị bỏ qua. Sau cùng, vì vô sinh nam do nguyên nhân gien ngày càng được phát hiện nhiều hơn nên việc khảo sát các yếu tố vô sinh nam và việc tư vấn người đàn ông vô sinh trước khi thực hiện ART ngày càng cần thiết hơn.
Phân loại vô sinh nam
Do tính chất phức tạp của vô sinh nam, việc phân loại vô sinh nam cũng như thành lập các phác đồ (algorithm) xử trí vô sinh nam là việc làm khó khăn (sơ đồ 1,2,3,4). Hiện tại, đa số các nhà niệu khoa dựa trên các thông số của tinh dịch đồ để phân nhóm vô sinh nam (bảng 1). Trong mỗi nhóm, các nguyên nhân được chia thành các nguyên nhân trước tinh hoàn, tại tinh hoàn, sau tinh hoàn và không rõ nguyên nhân.
Bảng 1. Phân loại vô sinh nam
1. Vô tinh dịch hay tinh dịch ít
A. Rối loạn tâm lý
B. Suy tinh hoàn hoàn toàn
C. Thuốc
D. Phẫu thuật sau phúc mạc hay cổ bàng quang
E. Đái tháo đường
F. Chấn thương tủy sống
G. Tắc ống phóng tinh
H. Không rõ nguyên nhân
I. Không lấy trọn tinh dịch xuất ra
2. Vô tinh
A. Suy tuyến sinh dục giảm hướng sinh dục
i. Hội chứng Kallmann
ii. U tuyến yên
B. Các bất thường sinh tinh
i. Các bất thường nhiễm sắc thể
ii. Vi mất đoạn nhiễm sắc thể Y
iii. Các chất độc hại sinh tinh
iv. Giãn tĩnh mạch tinh
v. Viêm tinh hoàn quai bị
vi. Xoắn tinh hoàn
vii. Không rõ nguyên nhân
C. Tắc đường dẫn tinh (ống phóng tinh, ống dẫn tinh, mào tinh, ống xuất, lưới tinh)
3. Thiểu nhược quái tinh
A. Bệnh nội tiết
B. Giãn tĩnh mạch tinh
C. Tinh hoàn ẩn
D. Thuốc, sức nóng, chất độc hại
E. Nhiễm trùng toàn thân
F. Không rõ nguyên nhân
4. Bình thường nhưng hiếm muộn
A. Bất thường ở người vợ
B. Thói quen giao hợp bất thườnG
C. Bất thường cực đầu tinh trùng (acrosome)
D. Kháng thể kháng tinh trùng
E. Không giải thích được
5. Nhược tinh
A. Bất thường cấu trúc tinh trùng
B. Không giao hợp lâu ngày
C. Nhiễm trùng đường sinh dục
D. Kháng thể kháng tinh trùng
E. Giãn tĩnh mạch tinh
F. Tắc bán phần đường dẫn tinh
G. Không rõ nguyên nhân
Phác đồ xử trí vô sinh nam
Xử trí vô sinh nam được trình bày tóm tắt trong các phác đồ 1,2,3 và 4.
Tài liệu tham khảo
Belker A.M., Thomas A.J., Fuchs E.F., Konnak J.W., Sharlip I.D. (1991), “Results of 1469 microsurgical vasectomy reversals by the Vasovasostomy Study Group”, J Urol, 145, pp.505-511.
Hendry W.F., Parslow J.M., Stedronska J. (1983), “Exploratory scrototomy in 168 azoospermic males”, Br J Urol, 55 (6), pp.785-791.
Hồ Mạnh Tường, Vương thị Ngọc Lan, Phạm Việt Thanh, Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2000), “Thụ tinh trong ống nghiệm: tiêm tinh trùng vào bào tương trứng”, Thời sự y dược học, 5 (3), tr.114-118.
Islam N., Trainer P.J. (1998), “The hormonal assessment of the infertile male”, Br J Urol, 82 (1), pp.69-75.
Jarow J.P., Sigman M. (1999), “Office evaluation of the subfertile male” AUA update series, lesson 23, vol 18, pp.177-183.
Lê Văn Vệ (2002), “Nghiên cứu phẫu thuật phục hồi ống dẫn tinh sau triệt sản“, Luận án tiến sĩ y học, Hà nội.
Lipshultz LI, Thomas AJ, Khera M. (2007), “Surgical management of male infertility”, Campbell’s Urology, 9th Ed, W.B.Saunders, Philadelphia, pp.654-717.
Marmar J.L. (2000), “Modified vasoepididymostomy with simultaneous double needle placement, tubulotomy and tubular invagination”, J Urol, 163, pp.483-486.
Nguyễn Thành Như (2001), “Sơ lược khảo sát thể tích tinh hoàn trung bình của đàn ông Việt Nam trưởng thành”, Hình thái học, 11 (2), 2001, tr.71-74.
Nguyễn Thành Như, Nguyễn Đạo Thuấn (2001), “Một số kinh nghiệm về chụp X quang ống dẫn tinh lúc mổ thám sát bìu”, Hình Thái Học, 11 (2), tr. 93-96.
Nguyễn Thành Như, Nguyễn Thị Hạnh, Vũ Lê Chuyên, Dương Quang Trí (2004), “Ý nghĩa của thể tích và độ pH tinh dịch trong vô tinh do bế tắc”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 8 (1), tr.172-175.
Nguyễn Thành Như, Phạm Hữu Đương, Nguyễn Ngọc Tiến, Vũ Lê Chuyên, Vương Thị Ngọc Lan, Hồ Mạnh Tường, Phùng Huy Tuân, Đỗ Quang Minh, Đặng Quang Vinh, Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2005), “Nhân 300 trường hợp trích tinh trùng từ mào tinh và tinh hoàn để thực hiện vi thao tác tiêm tinh trùng vào bào tương trứng”, Y học Việt Nam, 313, tr.894-903.
Nguyễn Thành Như (2008), “Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh – mào tinh”, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược TP HCM.
Nicopoullos J.D.M., Gilling-Smith C., Almeida P.A., Ramsay J.W.A. (2004), “The results of 154 cycles using surgically retrieved sperm from azoospermic men”, Hum Rep, 19 (3), pp. 579-585.
Sadeghi-Nejad H., Oates R.D. (1999), “Male reproductive dysfunction”, Manual of Urology, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia, pp.164-184.
Sigman M., Jarow J.P. (2007), “Male infertility”, Campbel-Walsh Urology, 9th Ed, W.B.Saunders, Philadelphia, pp.609-653.
Trần Văn Sáng, Nguyễn Thành Như, Vũ Lê Chuyên (2003), “Vai trò của siêu âm qua trực tràng trong vô tinh do bế tắc”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 7 (1), chuyên đề thận-niệu, tr.40-43.
Turek P.J. (2004), “Male infertility”, Smith’s General Urology, 16th Ed, Lange Medical Books / McGraw-Hill, New York, pp.678-712.
WHO (1999), WHO laboratory manual for the examination of human semen and sperm-cervical mucus interaction, 4th Ed, Cambrigde University Press.
|
|