MỨC ĐỘ VÔ SINH NỮ GIỚI

Khả năng sinh sản được định nghĩa khả năng sinh con hay tình trạng có thể sinh con. Thuật ngữ này nên được phân biệt với khả năng có thể đạt được sự thụ thai mỗi tháng (fecundability), và khả năng có thể sinh con trong 1 chu kỳ kinh nguyệt (fecundity).

Tỷ lệ khả năng có thể đạt được sự mang thai mỗi tháng đối với dân số chung ở độ tuổi sinh sản là khá ổn định và khoảng 0,22 mỗi tháng. Tỷ lệ khả năng có thể sinh con trong 1 chu kỳ kinh nguyệt là 0,15 - 0,18 mỗi tháng, cho thấy 1 tỷ lệ mang thai tích luỹ 90% mỗi năm.

Trong những xã hội mà kế hoạch hoá gia đình và sự phát triển nghề nghiệp chuyên môn được ưu tiên, một số phụ nữ hoãn việc sinh con của họ đến độ tuổi 30 và hơn nữa. Kết quả, những phụ nữ này có thể có khó khăn nhiều hơn trong việc thụ thai và có nguy cơ sẩy thai tăng cao (Puscheck E., 2013).

Vô sinh có nghĩa là các cặp vợ chồng đã cố gắng để thụ thai với quan hệ tình dục thường xuyên trong vòng ít nhất 1 năm mà không thành công. Vô sinh ở phụ nữ, vô sinh ở nam giới hoặc kết hợp cả 2 điều này đã ảnh hưởng đến hàng triệu cặp vợ chồng. Khoảng 10 -15% các cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc mang thai hoặc sinh con thành công. (Mayo clinic, Gurunath)

Vô sinh: mức độ của vấn đề

Vô sinh là sự không có khả năng có con của 1 cặp vợ chồng sau khi quan hệ tình dục thường xuyên 1 năm hoặc lâu hơn. Theo Tổ chức Y tế thế giới, sự phổ biến của vô sinh nằm trong khoảng từ 13-15% các cặp vợ chồng.

Một sự đánh giá 25 cuộc điều tra dân số lấy mẫu từ 172,413 phụ nữ đã đánh giá sự phổ biến của vô sinh trên toàn thế giới. Trong đánh giá này, tỷ lệ phổ biến của vô sinh 12 tháng là từ 3,5 – 16,7% ở các quốc gia phát triển nhiều và từ 6,9-9,3% ở các quốc gia phát triển kém hơn. Kết quả, trung bình, 56,1% các cặp vô sinh ở các nước phát triển nhiều hơn và 51,2% ở các nước phát triển kém hơn đã cần tới sự chăm sóc y tế, cho dù tỷ lệ những người nhận được sự chăm sóc thực chất là ít hơn, 22,4% (Boivin 2007)

Theo những dữ liệu này, vào năm 2006, khoảng 804 phụ nữ tuổi 20-44 đã kết hôn hoặc ở trong mối quan hệ như vợ chồng, chiếm 12,4% của 6,508 tỷ tổng cộng, và sự phân loại này bao gồm 122 triệu phụ nữ ở các nước phát triển nhiều hơn và 682 triệu phụ nữ ở các nước phát triển ít hơn.

Vì vậy, 72,4 triệu phụ nữ tuổi 20-44 và đang sống trong các mối quan hệ kết hôn hay sống chung như vợ chồng mắc bệnh vô sinh được định nghĩa như chậm có thai 12 tháng khi không sử dụng biện pháp ngừa thai. Trong số các phụ nữ này, khoảng 40 triệu người đã tìm đến các chăm sóc y tê để kiểm soát vô sinh và 32,6 triệu người thì không làm thế

Vô sinh: Các yếu tố góp phần

Vô sinh bị gây ra bởi các yếu tố ở nữ giới và/hoặc nam giới. Các yếu tố ở mỗi giới chiếm khoảng 35% các trường hợp. Thông thường, có nhiều hơn 1 yếu tố, và sự kết hợp các yếu tố ở cả 2 giới gây ra khoảng 20% trường hợp vô sinh. Vẫn còn 10% trường hợp vô sinh chưa biết được nguyên nhân.

Các yếu tố ở phụ nữ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bao gồm các loại sau:

• Cổ tử cung: chứng hẹp cổ tử cung hoặc những bất thường trong sự tương tác giữa tinh trùng-chất nhầy.

• Tử cung: những khiếm khuyết bẩm sinh hay mắc phải; có thể ảnh hưởng nội mạc hay mô cơ trơn của tử cung; có thể kết hợp với vô sinh sơ cấp hoặc với hư thai và sinh non.
• Buồng trứng: thay đổi về tần suất và thời gian của chu kỳ kinh nguyệt. Thất bại trong việc rụng trứng là vấn đề vô sinh thông thường nhất.

• Ống dẫn trứng: những bất thường hoặc tổn thương đối với ống dẫn trứng; có thể bẩm sinh hay mắc phải.

• Ổ bụng: các khiếm khuyết về giải phẫu hoặc những rối loạn chức năng sinh lý (ví dụ, nhiễm khuẩn, tình trạng dính trong ổ bụng, khối u phần phụ)

 

Các yếu tố ở nam giới ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bao gồm các loại sau:

• Phía trước tinh hoàn: những bệnh bẩm sinh hay mắc phải của vùng dưới đồi, tuyến yên, hoặc những cơ quan ngoại biên làm thay đổi trục tuyến yên-vùng dưới đồi.

• Tinh hoàn: di truyền hay không di truyền.

• Phía sau tinh hoàn: Các yếu tố bẩm sinh hay mắc phải làm phá vỡ sự lưu thông bình thường của tinh trùng qua hệ thống ống dẫn trứng.

 

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả 2 giới bao gồm:

• Các yếu tố nghề nghiệp/ môi trường.

• Ảnh hưởng của các chất độc liên quan đến thuốc lá, cần sa, hay các thuốc khác.

• Luyện tập thể dục quá mức.

• Chế độ ăn uống không đầy đủ kết hợp với sự thừa cân hoặc sụt cân quá mức.

 

 

 

 

 

 

TIN TỨC Y KHOA
LIÊN KẾT WEB
LIÊN HỆ
lienhe

Tư vấn qua Messenger

Tư vấn qua Zalo

My status

HOTLINE : (028) 3775 18 28

THỐNG KÊ
  • Số lượt : 308238

  • Trang chủ| Giới thiệu| Dịch vụ| Đại lý| Tuyển dụng| Fanpage| Liên hệ| Đăng ký
    (0) sản phẩm