Giảm chất lượng tế bào trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở nữ. Trứng kém chất lượng sẽ làm giảm cơ hội thụ thai, đậu thai mà phần lớn đều liên quan đến sự gia tăng các gốc oxy tự do phản ứng (ROS) trong cơ thể và trong dịch nang trứng.
Trong cơ thể khỏe mạnh, ROS và chất chống oxy hoá luôn ở trạng thái cân bằng. Khi quá dư thừa ROS, cân bằng này bị phá vỡ và stress oxy hóa (OS) xảy ra. OS ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống sinh sản của phụ nữ và thậm chí cả sau khi mãn kinh. ROS là một thanh gươm hai lưỡi; với mức sinh lý chúng là các phân tử tín hiệu quan trọng trong các quá trình sinh lý; với mức bất thường chúng có vai trò trong các quá trình bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục nữ.
Stress oxy hóa xảy ra khi tế bào sản xuất quá nhiều ROS, vượt quá khả năng trung hòa của các chất chống oxy hóa có sẵn trong tế bào và gây hại cho cho khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới bằng cách gây hoại tử và chết tế bào theo chu trình theo các cơ chế sau:
- Mỡ các kênh Ca2+ làm mất tính ổn định của màng ty thể và làm ngưng sản xuất ATP.
- Gây sự peroxide lipid chủ yếu ở các chuỗi acid béo không bão hòa để tạo ra các gốc oxy tự do thuộc nhóm peroxyl. Vitamin E có thể phá vỡ dây chuyền các phản ứng này do khả năng hòa tan trong nước và trong chất béo của nó.
- Biển đổi protein: các acid amin là mục tiêu cuối cùng của stress oxy hóa. Sự oxy hóa trực tiếp các chuỗi bên sẽ tạo các nhóm carbonyl gây độc cho ty thể.
- Sự oxy hóa DNA: DNA của ty thể đặc biệt dễ bị tấn công bởi ROS vì thiếu sự bảo vệ của histone, thiếu cơ chế sữa chữa DNA.
Stress oxy hóa làm thay đổi tín hiệu sinh học của sự tăng sinh và tăng trưởng tế bào, do đó làm ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh lý từ sự trưởng thành của noãn bào, tổng hợp steroid buồng trứng, rụng trứng, làm tổ/cấy ghép, hình thành phôi nang, sự hình thành và duy trì hoàng thể, sự phát triển phôi và thai nhi.
Các phản ứng oxy hóa có thể làm thay đổi hoàn toàn các đặc tính vật lý / hóa học của protein bằng cách gây ly giải protein, sửa đổi cấu trúc, kết hợp sai, oxy hóa các chuỗi bên của các axit amin tạo ra nhiều nhóm acyl gây tổn hại ty thể.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của ROS trên hệ sinh sản nữ giới về các bệnh lý tiền sản giật, thai trứng, sẩy thai, sẩy thai tái phát và các dị tật bẩm sinh, sanh non.
Các yếu tố tham gia làm tăng ROS và ảnh hưởng của nó trên hệ sinh sản nữ được thể hiện theo sơ đồ sau:
Bình thường cơ thể hay tế bào trứng được bảo vệ, chống lại sự oxy hóa bằng các chất chống oxy hóa. Trong cơ thể có 2 dạng chất chống oxy hóa:
1. Các enzym chống oxy hóa:
Các enzyme có hoạt tính chống oxy hóa giúp vận chuyển các điện tử để cân bằng các phân tử cho quá trình giải độc của cơ thể, trung hòa các gốc ROS và ngăn ngừa tổn thương cấu trúc tế bào.
2. Các chất chống oxy hóa không phải là enzyme:
- Vitamin C (ascorbic acid) giảm & trung hòa các gốc ROS
- Vitamin A: chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp ổn định màng tế bào
- Cysteine và N-acetyl cysteine là chất chống oxy hóa chủ yếu để duy trì nồng độ glutathione trong tế bào. Mặc khác chúng còn chuyển đổi thành các chất chống oxy hóa khác như taurine và hypotaurine giúp trung hòa các sản phẩm peroxide lipid, và các gốc tự do có nhóm hydroxyl gây tổn thương tế bào.
- Vitamin E: đóng vai trò quan trọng trong việc trung hòa các gốc tự do sản sinh ra trong quá trình peroxide lipid trên màng tế bào..
- Các dưỡng chất là các vi khoáng chất như Se, Cu, và Zn được sử dụng cho các hoạt động của các enzyme chống oxy hóa.
- Selen và Vit E là yếu tố cần thiết để tạo enzyme glutathione peroxidase cho quá trình tạo glutathione trong cơ thể.
- Glutathione là chất chống oxy hoá phổ biến nhất được tìm thấy trong trứng & phôi. Nó đóng một vai trò chủ chốt bảo vệ lipid, protein, và acid nucleic chống lại tác hại của các gốc tự do.
Stress oxy hóa là nhân tố quan trọng gây suy giảm chất lượng trứng. Sự thất bại của hệ thống phòng ngự và bảo vệ của các chất chống oxy hóa đã tích lũy quá nhiều các gốc tự do làm thay đổi tính chất tế bào, giảm toàn bộ khả năng chống oxy hóa của nang trứng kéo theo giảm khả năng thụ thai của noãn.
Các tổn thương của tế bào trứng hay hư hại DNA của biểu mô buồng trứng có thể phòng ngừa bằng các chất chống oxy hóa.
Việc cung cấp các chất mang tính bảo vệ và ngăn ngừa hình thành các gốc ROS hay trung hòa các gốc ROS đã được tiến hành từ rất lâu và những chế phẩm chứa các vi chất dinh dưỡng có tính chống oxy hóa đã được phát triển trên khắp thế giới trong vài thập niên trở lại đây. Trong số đó gồm có L-carnitin, các vitamin B5, B6, B12, acid folic và một số khoáng chất Se, Cu, Zn, Fe.
Vitamin E và A giúp bảo vệ tính toàn vẹn của tế bào màng tế bào và hổ trợ chức năng sinh sản
Vitamin A giúp bảo vệ các tế bào khỏi các gốc tự do superoxide, và quan trọng nhất, nồng độ của chúng trong huyết thanh thấp có liên quan đến hiện tượng không rụng trứng
Bổ sung axit folic làm cho tế bào trứng có chất lượng tốt hơn và mức độ trưởng thành cao hơn so với tế bào trứng những phụ nữ không bổ sung acid folic
L-carnintin giúp tăng sản xuất năng lượng tại ty thể cho tế bào tiến hành mọi hoạt động, trưởng thành, phân chia tế bào, thụ thai và phát triển phôi giai đoạn đầu. Ngoài ra L-carnitin còn có hoạt tính chống oxy hóa, loại bỏ các gốc acyl độc hại gây tổn thương cho ty thể.
Cải thiện chất lượng trứng là quá trình có sự tham gia của nhiều thành phần có hoạt tính chống oxy hóa. Nên phối hợp sử dụng các thành phần nêu trên để có hiệu quả cao nhất. Bạn có thể tìm thấy hiệu quả đáng tin cậy và an toàn ở sản phẩm Proxeed Women, đây là dòng sản phẩm chuyên dành cho phụ nữ để cải thiện chất lượng trứng và hỗ trợ sức khỏe sinh sản.
Tài liệu tham khảo
1. Luddi et al. Antioxidants reduce oxidative stress in follicular fluid of aged women undergoing IVF. Reproductive Biology and Endocrinology (2016) 14:57.
2. Agarwal et al. Role of oxidative stress in female reproduction. Reproductive Biology and Endocrinology 2005, 3:28
3. Agarwal et al. The effects of oxidative stress on female reproduction: a review. Reproductive Biology and Endocrinology 2012, 10:49
Nguồn: Assopharma.com
Từ khóa: Vô sinh Vô sinh nữ Proxeed Women tế bào trứng
Chất lượng trứng Stress Oxy hóa Chất chống Oxy hóa Khả năng thụ thai
|
|