Thoái hóa khớp thường được xem là bệnh lý về thoái hóa có liên quan đến thoái hóa sụn khớp, kèm theo quá trình viêm tại chỗ làm thúc đẩy nhanh chóng sự phá hủy sụn khớp.
Các triệu chứng bao gồm đau, cứng khớp, giảm chuyển động khớp dẫn đến giới hạn các cử động và làm giảm chất lượng cuộc sống. Phiền toái lớn nhất chi người bị thoái hóa khớp là đau. Có thể là tình trạng đau đớn rất nhiều va kéo dài gây suy yếu cơ thể và mất dần khả năng cử động khớp
Đây là bệnh lý khớp thường gặp ở người lớn, chiếm khoảng 12-15% dân số ở độ tuổi 25-74. Tần suất bệnh ngày càng tăng theo tuổi và thường xuất hiện ở nữ giới hơn là nam giới. Và khớp gối là khớp dễ bị thoái hóa nhất so với với các khớp khác trong cơ thể.
Bản chất của sự thoái hóa này là sự mất cân bằng giữa tổng hợp và thoái hóa các thành phần của sụn khớp. Sụn khớp bị thoái hóa sẽ bị mất đi thành phần proteoglycan của sụn, thay đổi trong quá trình sản xuất collagen. Ở giai đoạn sau của thoái hóa, các tế bào sụn sẽ mất đi do quá trình apoptosis (chết tế bào) hoặc quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Tế bào sụn là loại tế bào duy nhất có trong sụn, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mô sụn thông qua việc sản xuất và chế tiết collagen, các proteoglycan và các enzym ảnh hưởng đến cơ chế chuyển hóa của sụn. Hơn thế nữa, ty tể có vai trò tổng hợp năng lượng chủ yếu cần thiết cho các hoạt động của tế bào sụn. Quá trình viêm luôn đi kèm trong quá trình thoái hóa, và mục tiêu của các tế bào viêm là tấn công vào ty thể để làm giảm sản xuất ATP, giảm mức năng lượng dự trữ của các tế bào và dẫn đến làm giảm hoạt động cũa tế bào và cuối cùng là tế bào tử vong sớm hay tử vong theo quá trình lão hóa tự nhiên. Chính sự giảm hoạt động của tế bào có thể giải thích được tỷ lệ apoptosis cao quan sát được trong sụn thoái hóa.
Điều trị viêm khớp hay điều trị bảo tồn thoái hóa khớp chủ yếu là giảm đau bằng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, các thuốc kháng viêm non corticoid (như: ibuprofen, diclofenac, COX-2,..Tuy nhiên , việc sử dụng lâu dài các loại thuốc này sẽ kéo theo các nguy cơ biến chứng về tim mạch, tiêu hóa (viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa,...)
Hiện nay, để giảm các nguy cơ trên mà vẫn có được hiệu quả giảm đau khớp người ta đã dùng bổ sung thêm các chất chức năng như: glucosamin, chobdroitin sulphat, collagen, MSM,..
Vai trò cụ thể từng chất trên là như thế nào?
- Glucosamin (GS) là một thành phần tự nhiên có trong sụn khớp, có vai trò cụ thể như sau:
o kích thích các tế bào sụn tổng hợp collagen type 2 là thành phần không thể thiếu trong sụn khớp
o ức chế các enzym phá hủy sụn khớp
o kích thích mô liên kết của xương, tăng sinh chất nhầy ở dịch khớp
o kích thích màng hoạt dịch tổng hợp acid hyaluronic giúp bôi trơn khớp, giảm các áp lực lên bề mặt khớp.
Glucosamine đã được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực trong việc giảm triệu chứng viêm thoái hóa khớp cũng như giúp xây dựng lại sụn khớp. Nó giúp giảm đau, cải thiện chuyển động khớp, giảm sưng và cứng khớp.
- Chondroitin chiếm tỷ lệ cao trong các thành phần chính của mô sụn và xương. Nhờ sự hiện diện của chất bày trong sụn khớp làm cho sụn trở thành tấm đệm hấp thu lực và tải trọng đè nén trên sụn khớp. Nói cách khác chondroitin giúp cho khớp chịu được các lực về trọng lực ,do va chạm hay chấn thương tác động lên khớp. Ngoài ra Chodroitin còn ức chế enzym protease gây gây quá trình dị quá tại sụn, từ đó giúp ngăn chặn được quá trình thoái hóa, và chống lại các gốc oxy hóa. Trong quá trình chuyển hóa trao đổi chất ở người, có sự chuyển đổi chodroitin thành glucosamin. Chondroitin giúp hỗ trợ độ đàn hồi và cấu trúc sụn. Sự phối hợp giữa Chodroitin với Glucosamin giúp cơ xương, khớp và dây chằng thêm khỏe mạnh.
- Hyaluronic acid (HA)
HA là một trong những thành phần chủ yếu của cấu trúc ngoại bào sụn khớp, là một glycosaminoglycan có nhiều ảnh hưởng trên tế bào bao gồm áp lực gây thoái hóa cấu trúc sụn và gia tăng sự tăng sinh tế bào. Tại các khớp bị viêm, nồng độ và trong lượng phân tử của HA bị giảm, điều này làm giảm độ nhớt và đàn hồi của dịch khớp. HA có tác dụng bảo vệ khớp bằng cách thúc đẩy mạnh sự sống còn của tế bào sụn bình thường và cả các tế bào sụn bị hư hại bởi các gốc oxy tự do (ROS) thông qua việc bảo vệ ty thể, và DNA ty thể không bị ảnh hưởng bởi stress oxy hóa và bảo tổn một trong những chức năng quan trọng của ty thể là sản xuất năng lượng cho tế bào hoạt động.
Do đó, đối với các khớp vị viêm thoái hóa, ngoài việc giảm đau cần phải chú ý đến việc bảo vệ các tế bào sụn không bị tổn thương hơn nữa, đẩy mạnh việc phục hồi các tế bào sụn đang bị thương tổn.
- Methylsulfonylmethane (MSM): đây là phức hợp acid amin có chứa lưu huỳnh với nồng độ cao. Lưu huỳnh cũng là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của sụn. MSM có hoạt tính giảm đau, kháng viêm tự nhiên . Việc bổ sung MSM cùng với Glucosamin sẽ tạo nên collagen. Điều này rất có lợi trong điều trị viêm khớp vì vừa có tác dụng giảm đau vừa có tác dụng hổ trợ duy trì độ trơn, độ đàn hồi và cử động của khớp.
- Collagen thủy phân loại II: là dạng collagen chủ yếu của sụn khớp. Tế bào sụn cần có collagen type II để tăng tạo acid hyaluronictype II của khớp để tăng tính bôi trơn của khớp, cũng như tăng tạo chondroitin sulphat cho khớp. Do vậy khi bổ sung Collagen thủy phân type II sẽ giúp sụn khớp khỏe mạnh và giảm đau khớp.
Các nhà khoa học cho biết, trong giai đoạn đầu của viêm thoái hóa khớp, đi kèm với tình trạng mất proteoglycans tại bề mặt sụn là sự gia tăng thoáng qua sự tăng sinh tế bào sụn và tăng hoạt động trao đổi chất, và dẫn đến sự chia nhỏ các collagen type II, sự sụt giảm các collagen type 2 và tăng tỷ lệ collagen type I. Các hoạt động này đưa đến kết quả: sụn khớp bị giảm độ chịu lực dằn kéo của cấu trúc sụn khớp khi tổn thương tiến triển. Do vậy việc bổ sung thêm collagen II là điều cần tiến hành để giúp sụn khớp không tổn thươngh thêm, và giúp duy trì độ nhớt, độ chịu lực của khớp như lúc ban đầu.
Mỗi thành phần nói trên đều là các thành phần tự nhiên có trong khớp, và luôn bị thiếu hụt khi khớp viêm thoái hóa. Do đó nên bổ sung phối hợp các thành phần trên sẽ tăng hiệu quả giảm đau và cải thiện chức năng khớp.
Gần đây, L-carnitine đã được báo cáo là có hiệu quả trong việc điều trị viêm khớp do vai trò của nó trong chuyển hóa tế bào và hoạt động kháng viêm do giảm các yếu tố kích hoạt quá trình viêm. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng L-carnitine kích thích sự tổng hợp protein, tăng sinh và tăng biệt hóa của các nguyên bào xương ở người. Thêm vào đó, các nghiên cứu in vitro cho thấy L-carnitin kích thích tạo glyco saminoglycan và tổng hợp ATP dẫn đến tăng tốc độ tăng sinh của các tế bào sụn nguyên thủy.
L-carnitin còn có tác dụng tăng sức cơ nhờ tăng tạo ATP, do đó giúp giảm tải bớt phần nào áp lực đè lên sụn khớp nên góp phần giúp bảo vệ sụn khớp và giảm đau khi phối hợp cùng các yếu tố khác trong thành phần sụn khớp như glucosamin, chondroitin sulphat, collagen type II.
Tóm lại, L-carnitin có thể gây tăng tổng hợp mô sụn từ các tế bào sụn nguyên thủy và giúp tế bào sụn chống lại các hậu quả của quá trình viêm thoái hóa khớp, đồng thời cũng giúp giảm đau. Nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi của Kolahi và cs, 2015 trên 99 phụ nữ bị thoái hóa khớp gối cho thấy, việc bổ sung liên tục L-carnitin trong 8 tuần đã giảm rõ rệt chỉ số VOMAC về đau và cứng khớp so với nhóm dùng giả dược với giá trị p lần lượt là p < 0,001 và p=0,001.
Nghiên cứu ngẫu nhiên, có kiểm soát của Colombo và cs, 2008 cho thấy sự phối hợp collagen type II, glucosamin, chodroitin và MSM, L-carnintin giúp giảm đau nhanh chóng và cải thiện chức năng khớp rõ rệt sau 3 tháng sử dụng, với giá trị p<0.05
Bạn có thể tìm thấy sự phối hợp các thành phần của sụn khớp như Glusosamin, Chondroitin, Acid hyaluronic, collagen thủy phân type II, và có thêm MSM, L- carnitin trong sản phẩm Amedial Plus.
Hãy để Amedial Plus bảo vệ sụn khớp của bạn trước khi thoái hóa khớp quá nặng bởi các thành phần tự nhiên với chất lượng cao collagen type 2, glucosamin, chondroitin, hyaluronic acid, MSM và L-carnitin.
Sự phối hợp giữa các thành phần trong Amedial Plus giúp giảm đau nhanh chóng, làm chậm quá trình thoái hóa khớp và sớm phục hồi sụn khớp trong giai đoạn sớm.
Tài liệu tham khảo:
1. Grishko et al. Effects of Hyaluronic Acid on Mitochondrial Function and Mitochondria-driven Apoptosis following Oxidative Stress in Human Chondrocytes. J Biol Chem. 2009 Apr 3;284(14):9132-9.
2. Goldring MB, Marcu KB. Cartilage homeostasis in health and rheumatic diseases. Arthritis Res Ther 2009;11:224
3. Kolahi S etal. Effect of L-Carnitine Supplementation on Clinical Symptoms in Women with Osteoarthritis of the Knee: A Randomized, Double-blind, Placebo-controlled Trial. European Journal of Integrative Medicine (2015), http://dx.doi.org/10.1016/j.eujim.2015.04.001
|