Ai cũng biết hút thuốc lá, uống rượu đều có những tác động không tốt cho cơ thể cũng như khả năng có con của cả cặp vợ chồng.
Để có thể tạo ra những baby khỏe mạnh cần có hạt giống tốt từ cha và mẹ, tức là phải có tinh trùng và trứng chất lượng & cơ thể của cả đôi vợ chồng cũng phải hoàn toàn khỏe mạnh không có bệnh tật gì. Ai cũng nghĩ rượu và thuốc lá đều có hại cho sức khỏe vì sẽ gây những bệnh lý trên đường hô hấp, bệnh lý tim mạch, đặc biệt là yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư phổi. Thế nhưng có mấy ai biết rượu và thuốc lá cũng tàn phá những hạt giống tương lai cho thế hệ sau.
Hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều gây những bất lợi lên chức năng buồng trứng, làm giảm khả năng có thai tự nhiên cũng như ở những người tiến hành hỗ trợ sinh sản (Van Voorhis BJ, 1996), tăng tỷ lệ sẩy thai, sinh non (Sépaniak S, 2004-2006)
Phụ nữ tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ giảm nồng độ estradiol trong huyết thanh, giảm dự trữ buồng trứng, giảm tỷ lệ thụ thai. Trung bình cứ 10 năm tiếp xúc với khói thuốc lá giảm giảm tỷ lệ trứng trưởng thành 2,5 lần, giảm tỷ lệ thụ thai khoảng 2 lần. Và nữ hút thuốc lá thụ động có tỷ lệ thai làm tổ giảm và tỷ lệ thai kỳ tiến triển giảm 50% so với những người phụ nữ chưa bao giờ tiếp xúc với khói thuốc. (Van Voorhis BJ, 1996)
Hút thuốc lá chủ động làm giảm rõ rệt dự trữ buồng trứng, và giảm đáp ứng với kích thích buồng trứng giai đoạn sớm. (El-Nemr A, 1998)
Chất Nicotin trong thuốc lá gây hàng loạt bất lợi trện cơ thể người nữ:
Ngưng sự trưởng thành của trứng,
Giảm tỷ lệ rụng trứng
Giảm tỷ lệ mang thai
Gây bất thường nhiễm sắc thể/ trứng.
Giảm dự trữ buồng trứng, giảm chất lượng trứng.
Đối với những đối tượng đang hay chuẩn bị tiến hành IVF thì nicotin làm:
Giảm số lượng nag trứng đáp ứng với kích thích buồng trứng. Giảm số lượng trứng đạt chất lượng khi IVF, giảm tỷ lệ trứng thụ thai sinh học/IVF, tăng tỷ lệ sẩy thai.
Tác hại của thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bố & mẹ mà ảnh hưởng đến chất lượng là trứng và tinh trùng, và hơn nữa là ảnh hưởng đến sức khỏe của thế hệ tương lai của những cặp vợ chồng sinh con tự nhiên hay phải nhờ hỗ trợ kỹ thuật thụ thai nhân tạo.
Thuốc lá và rượu làm giảm các chỉ số về chất lượng tinh trùng, DNA của tinh trùng bị hư hại, tăng chỉ số phân mảnh DNA của tinh trùng
Một trong những cơ chế chuyển hóa gây ra các tình trạng trên đó là stress oxy hóa gây ra mà hút thuốc lá, rượu cũng tham gia đóng góp một phần. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự mất cân bằng về mức độ các gốc oxy tự do phản ứng (ROS) trong tế bào càng tăng thì khi stress oxy hóa trong tế bào càng mạnh và dẫn đến tỷ lệ phân mảnh DNA càng cao. Hệ lụy của những đứa trẻ có bố mẹ hút thuốc lá thì chưa được khảo sát nhiều, tuy nhiên có một số nghiên cứu cho thấy là những đứa trẻ này rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp, giảm sút khả năng sinh sản và nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với những đứa trẻ khác. (Sépaniak S, 2006)
Đi sâu vào chuyển hóa tế bào người ta thấy stress oxy hóa là hệ quả của rất nhiều yếu tố tác động lên con người trong mội trường sống và xã hội: ô nhiễm môi trường, tuổi mang thai, thuốc lá, rượu, bệnh tật mạn tính, viêm nhiễm cơ quan sinh dục, giãn tĩnh mạch thừng tinh, chế độ ăn, mất cân bằng trong chuyển hóa đã làm tăng tỷ lệ phân mảnh DNA, nghĩa là làm giảm đi cơ hội có thai, cũng như cơ hội có những đứa con khỏe mạnh của các cặp vợ chồng.
Như vậy việc bỏ hút thuốc lá, uống rượu thì chưa đủ để có con và có những đứa con khỏe mạnh mà cả nam và nữ cần phải giữ cho mình một cơ thể khỏe mạnh, một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao.
Để tăng cơ hội có con của các cặp vợ chồng hiếm muộn, có nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc bổ sung các chất chống oxy hóa cũng giúp làm giảm mức ROS trong cơ thể để cải thiện chất lượng các hạt giống tương lai.
Hiện nay có những sản phẩm bổ sung có chứa carnitin, các chất chống oxy hóa và một số vi dưỡng chất khác hỗ trợ chuyên biệt về sức khỏe sinh sản giúp cho sự phát triển bình thường của trứng và tinh trùng và gia tăng cơ hội thụ thai một cách tự nhiên của các cặp vợ chồng.
Tài liệu tham khảo
Van Voorhis BJ, 1996, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8885914
Sépaniak S, 2004-2006, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16973399
Van Voorhis BJ, 1996, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8885914
El-Nemr A, 1998, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9756295
http://www.advancedfertility.com/smoking.htm)
Sépaniak S, 2006, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16973399
|