Đau tức, sưng tấy ở một hoặc hai bên "bi", nhất là khi đi tiểu hay lúc "xuất binh"...các quý ông hãy coi chừng!
Để giảm bớt cơn đau
- Khi nằm xuống, cần đặt một khăn xếp dưới bìu
- Áp lạnh lên bìu bằng khăn mỏng sau mỗi 30 phút
- Không có quan hệ tình dục cho đến khi được bác sỹ cho phép
- Quần chíp có thể thay thế bằng đồ lót thể thao rộng rãi, vừa mềm mại, vừa có tác dụng nâng đỡ “vùng kín”
Đàn ông Việt Nam ngại đi khám
Ở Mỹ hàng năm có tới 60.000 trường hợp bị viêm mào tinh hoàn (MTH), ở Pháp tỷ lệ này chiếm 20% tổng số người bệnh đến khoa tiết niệu. Nhưng ở Việt Nam hiện chưa có thống kê đầy đủ, chủ yếu do người bệnh ngại đi khám bộ phận tế nhị, và MTH bé, nằm sát tinh hoàn nên ít được quan tâm tới.
Như trường hợp của anh Mạnh Quân, 30 tuổi (nhà ở KCN Bắc Đồng Hới, Quảng Bình) là một ví dụ. Khoảng 2 tháng gần đây anh thường xuyên thấy đau tức ở “hai hòn bi” và lan xuống bìu. Khi đi tiểu và quan hệ tình dục càng đau hơn gấp bội, người rất mệt mỏi. Vĩ nghĩ chắc mới cưới vợ, “yêu” hăng quá nên mới thế, chỉ cần nghỉ ngơi là khỏe. Đến khi thấy có máu trong tinh dịch, đồng thời bao quy đầu rỉ máu, sốt cao kèm ớn lạnh anh mới hốt hoảng vào bệnh viện khám thì được bác sỹ kết luận viêm MTH dạng cấp, nguyên nhân là do nhiễm khuẩn từ đường tiết niệu-sinh dục lan tới. Nhiều nam giới cũng có tâm lý ngại đi khám “ vùng kín” như anh Quân, và chính điều này càng làm cho bệnh nặng hơn, quá trình điều trị lâu dài và tốn kém.
Điều trị ra sao?
Theo BS.Nguyễn Hoài Bắc, Trung tâm Nam học, bệnh viện Việt Đức, nam giới ở mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm MTH, nhưng phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 20-39. Bệnh thường đến từ hai nguyên nhân chính: nhiễm trùng do vi khuẩn hay do bệnh qua đường tình dục (bệnh lậu, nấm chlamydia…), ngoài ra có thể do tinh hoàn bị viêm. Không điều trị kịp thời viêm MTH cấp tính sẽ biến thành mạn tính và có nguy cơ vô sinh. Ngoài ra, viêm MTH rất dễ nhầm lẫn với bệnh xoắn tinh hoàn do có nhiều biểu hiện giống nhau. Tuy nhiên, có thể phân biệt được bằng cách sau: với bệnh nhân xoắn tinh hoàn, khi nâng bìu lên phía bụng thì đau tăng lên còn nếu đau do viêm MTH thì thấy dịu đi. Điều cần chú ý là nếu xoắn tinh hoàn thì phải mổ cấp cứu tháo xoắn, còn viêm MTH thì điều trị bảo tồn.
Trước hết, bệnh nhân cần được nằm nghỉ ngơi, có gối kê dưới bìu cho êm, có băng treo cố định bìu để tránh di động mạnh. Bác sỹ sẽ cho xét nghiệm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để điều trị đúng hướng. Các thuốc thường dùng là tetracyclin, doxycyclin, probenecid, kalecin, uống kéo dài trong 3 tuần. Có thể dùng kết hợp với các loại steroid để ngừa chít hẹp ống dẫn tinh và giảm đau.
Bệnh chuyển sang mãn tính khi các tổ chức của MTH bị xơ hoasa làm chít hẹp từng đoạn hoặc toàn bộ ống dẫn tinh và MTH. Người bệnh lúc này không sốt, không đau và có thể tự sờ nắn thấy MHT xơ cứng, rắn hơn bình thường. Lúc này việc điều trị còn phức tạp hơn nhiều.
Lưu ý: đối tác tình dục của bệnh nhân cũng cần điều trị để tránh sự lây nhiễm.
Nguồn Báo Sức Khỏe Gia Đình
Proxeed® Plus Thụ thai & vô sinh nam Nghiên cứu lâm sàng Tư vấn của chuyên gia Hỏi & Trả lời Mua hàng
|