Rối loạn cực khoái ở nam giới (Male Orgasmic Dysfuntion- MOD) là một chuỗi các rối loạn từ xuất tinh muộn (delayed ejaculation) đến hoàn toàn không có khả năng xuất tinh và xuất tinh ngược dòng.
BS. Nguyễn Xuân Quý
Khoa Hiếm muộn – BV Từ Dũ
Sau đây chúng ta cùng đi vào chi tiết của hai nhóm bệnh lý này:
1. Xuất tinh sớm (Premature Ejacculation- PE):
Định nghĩa và chẩn đoán: xuất tinh sớm được định nghĩa là sự xuất tinh xảy ra chỉ với một kích thích tình dục rất nhỏ, trước, trong hoặc sau khi đưa được dương vật vào được âm đạo người phụ nữ trong một khoảng thời gian rất ngắn, chưa đạt được thỏa mãn về tình dục.
Về chẩn đoán xuất tinh sớm phải bao gồm đủ 3 tiêu chuẩn sau:
Về
mặt thực hành lâm sàng: xuất tinh trước khi đưa dương vật vào trong âm
đạo người phối ngẫu rõ ràng là “sớm” rồi, dân gian hay ví von là “chưa
đến cổng chợ đã hết tiền”. Còn khi đã đưa được dương vật vào trong âm
đạo một khoảng thời gian ngắn mới xuất tinh cũng là xuất tinh sớm. Vấn
đề là “khoảng thời gian ngắn” này là bao lâu? Một số nhà lâm sàng đề
nghị là 1 phút, một số khác lại cho rằng “sớm” khi người phối ngẫu chưa
có tí khoái cảm tình dục nào. Tuy nhiên đa số cho rằng “khoảng thời
ngắn” này là 2 phút, nếu người phối ngẫu luôn luôn không khoái cảm về
tình dục.
Nguyên nhân tâm lý: quá nhạy cảm với kích thích tình dục , tâm lý lo sợ xuất tinh sớm, căng thẳng vợ chồng.
Nguyên nhân thực thể: dương vật quá nhạy cảm, có sự gia tăng hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trung ương.
Dịch tễ học và phân loại xuất tinh sớm:
Chiếm tỉ lệ khá cao, nhất là ở giới trẻ, đứng đầu trong nhóm bệnh lý rối loạn tình dục ở nam giới, một vài cuộc khảo sát cho tỉ lệ là 29% dân số, là nguyên nhân gây đổ vỡ hạnh phúc lứa đôi. Người ta phân sự xuất tinh sớm thành hai loại: xuất tinh sớm nguyên phát và thứ phát. Người bị xuất tinh sớm nguyên phát là người từ lúc bắt đầu đời sống tình dục chưa bao giờ kiểm soát được sự xuất tinh. Người bị xuất tinh sớm thứ phát là trước đây họ vẫn có đời sống tình dục thỏa mãn, bệnh mới thể hiện sau này.
Điều trị:
Một
phương pháp điều trị cũng khá hiệu quả là “kỹ thuật bóp chặt phần cổ
dương vật lúc có cảm giác sắp xuất tinh”. Kỹ thuật này giúp trì hoãn
xuất tinh, phải được thực hiện phối hợp nhịp nhàng giữa 2 vợ chồng mới
đạt được hiệu quả.
Về thuốc điều trị xuất tinh sớm có nhiều loại và hiệu quả trên từng bệnh nhân khác nhau, có thể kể dưới đây:
Định nghĩa và nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân gây bệnh có thể là tâm lý hay thực thể. Về nguyên nhân tâm lý có thể là: cảm giác sợ có thai, giảm hưng phấn tình dục (bạn tình thiếu gợi cảm, cảm giác sợ hãi hoặc đang xung khắc với bạn tình). Về nguyên nhân thực thể có thể do một số bệnh nội khoa, thuốc, hoặc phẫu thuật ảnh hưởng đến trung tâm thần kinh điều khiển phản xạ xuất tinh hoặc tác động lên thần kinh giao cảm chi phối túi tinh và cổ bàng quang, hoặc tác động lên thần kinh vận động chi phối sàn chậu và dương vật, gây xuất tinh muộn, không xuất tinh và không đạt cực khoái.
Rối loạn xuất tinh và không đạt cực khoái ở người lớn tuổi thường do hậu quả của phẫu thuật tiền liệt tuyến. Một số thuốc như ức chế alpha (tamsulosin) và ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (paroxetine) có thể gây mất cực khoái.
Chẩn đoán và điều trị:
Trước
một bệnh nhân bị xuất tinh muộn, không xuất tinh hoặc không đạt khoái
cảm tình dục chúng ta phải lưu ý tiền căn nội khoa và ngoại khoa đã nêu
trong phần nguyên nhân gây bệnh. Khi hỏi bệnh chúng ta cần phải lưu ý
các điểm sau:
Khám
lâm sàng cần lưu ý kích thước, mật độ 2 tinh hoàn (tinh hoàn teo có thể
là bệnh lý suy sinh dục, không xuất tinh hoặc xuất tinh rất ít), sờ
không thấy ống dẫn tinh 2 bên (phối hợp với siêu âm qua ngả trực
tràng-bất sản túi tinh 2 bên) trong bệnh lý bất sản ống dẫn tinh 2 bên
thì thể tích xuất tinh cũng rất ít, giúp chúng ta chẩn đoán phân biệt
với một bệnh cảnh không tinh trùng do bế tắc,…
Sau khi chúng ta đã chẩn đoán đúng là bệnh lý xuất tinh muộn, không xuất tinh thì việc điều trị có thể tiến hành tương đối dễ dàng:
Điều trị theo nguyên nhân: ví dụ như xuất tinh ngược dòng là hậu quả của tổn thương thần kinh giao cảm chi phối phản xạ xuất tinh và đóng mở cổ bàng quang. Nguyên nhân có thể là do chấn thương tủy sống, nhất là vùng chùm đuôi ngựa, bên cạnh đó phải kể đến nguyên nhân do phẫu thuật nạo hạch vùng bụng trong điều trị ung thư chẳng hạn, phẫu thuật cắt bỏ tiền liệt tuyến,…
Xuất tinh muộn hay không xuất tinh còn có thể liên quan đến một số bệnh nội khoa như tổn thương thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường chẳng hạn, hay dùng thuốc ức chế giao cảm a (a-adrenergic blocker). Phẫu thuật cải thiện chức năng thần kinh ngoại biên hoặc kiểm soát đường huyết ổn định ở các bệnh nhân bị tiểu đường góp phần cải thiện tình trạng xuất tinh muộn.
Bên cạnh đó, các bệnh nhân bị xuất tinh
ngược dòng có thể điều trị bằng thuốc cường giao cảm a (a-adrenergic).
Một số bệnh nhân bị khiếm khuyết ở cổ bàng quang do chấn thương có thể
phẫu thuật phục hồi, tái tạo, nhưng hiệu quả còn hạn chế.
Điều trị triệu chứng: bằng phương pháp kích thích dương vật bằng điện, kích thích rung dương vật, xoa bóp tiền liệt tuyến, cho thấy cũng hiệu quả cho một số trường hợp xuất tinh muộn hoặc không xuất tinh.
Tóm lại,
rối loạn xuất tinh là một bệnh lý phổ biến ở nam giới, bệnh không
những ảnh hưởng đến đời sống tình dục, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình
mà còn là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Chẩn đoán
đúng nguyên nhân gây bệnh mới có hướng điều trị đúng và hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
|